Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 57

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2015
59
tục ban hành Thông tư số 41/2011/TT-NHNN về
hướng dẫn nhận biết và cập nhật thông tin khách
hàng trên cơ sở rủi ro phục vụ công tác PCRT.
Ngày 18/6/2012, Luật PCRT đã được Quốc hội
thông qua, đánh dấu một mốc quan trọng trong việc
hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về PCRT ở Việt Nam,
góp phần minh bạch hóa nền tài chính tiền tệ của
quốc gia. Có thể nói, Luật PCRT ra đời là một cơ sở
pháp lý vững chắc cho hoạt động PCRT của chúng
ta. Tiếp đó, ngày 4/10/2013, Chính phủ đã ban hành
Nghị định 116/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật PCRT. Nghị định đã
đưa ra những quy định cụ thể về việc thực hiện các
nội dung liên quan đến các biện pháp PCRT, trách
nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
hợp tác quốc tế về PCRT, đặc biệt quy định về nhận
biết cập nhật thông tin khách hàng, một yếu tố quan
trọng trong quá trình phát hiện các giao dịch đáng
ngờ. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết
định số 20/2013/QĐ-TTg ngày 18/4/2013 quy định
mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo
theo Luật PCRT là 300 triệu đồng .
Ngày 31/12/2013, Thống đốc NHNN đã ban hành
Thông tư số 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn một số
quy định về PCRT, đã quy định về đánh giá tăng
cường đối với khách hàng có rủi ro cao, thông báo
danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính
trị; quy định về nội dung, hình thức báo cáo: giao
dịch có giá trị lớn, giao dịch đáng ngờ, giao dịch
chuyển tiền điện tử, hành vi rửa tiền nhằm tài trợ
khủng bố; mức giá trị của kim loại quỹ, đá quý và
công cụ chuyển nhượng phải khai báo Hải quan.
Nhằm hướng dẫn đầy đủ các biện pháp PCRT,
cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức
tín dụng trong việc thực hiện, NHNN đã tiếp tục
ban hành Thông tư 31/2014/TT-NHNN có hiệu lực
từ ngày 26/12/2014, sửa đổi và bổ sung một số điều
của Thông tư 35/2013/TT-NHNN. Thông tư 31/2014/
TT-NHNN quy định rõ về biện pháp đánh giá tăng
cường đối với khách hàng cá nhân có rủi ro cao, yêu
cầu các tổ chức tài chính thu thập bổ sung thông
tin về mức thu nhập trung bình hàng tháng trong
vòng ít nhất 3 tháng gần nhất của khách hàng và đối
tượng báo cáo phải cập nhật thông tin khách hàng
định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần.
Thông tư 31/2014/TT-NHNN cũng đã bổ sung
quy định phân công cán bộ, bộ phận chịu trách
nhiệm về PCRT tại tổ chức tài chính (bao gồm cả
các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán)
công tác kiểm toán nội bộ phải được triển khai hàng
năm, đồng thời các tổ chức tài chính phải đào tạo
định kỳ, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các cán
bộ chuyên trách về PCRT. Đối với giao dịch chuyển
tiền điện tử, Thông tư này đã quy định cụ thể về
mức giá trị của các giao dịch phải báo cáo gửi về
Cục PCRT. Theo đó, các tổ chức tài chính được phép
thực hiện dịch vụ trong nước và quốc tế phải báo
cáo từng giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước
có mức giá trị từ 500 triệu đồng trở lên hoặc ngoại tệ
có giá trị tương đương; giao dịch chuyển tiền điện tử
quốc tế ra vào Việt Nam có giá trị từ 1 triệu USD trở
lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương.
Ngày 25/11/2014, Chính phủ đã ban hành Kế
hoạch hành động quốc gia về PCRT, và tài trợ khủng
bố giai đoạn 2015-2020 với mục tiêu tổng quát là xây
dựng một cơ chế PCRT chống tài trợ khủng bố có
hiệu quả ở Việt Nam; thực hiện cam kết của Chính
phủ Việt Nam đối với các tổ chức quốc tế về xây
dựng cơ chế PCRT, tài trợ khủng bố của Việt Nam
và thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Nam
trong Nhóm châu Á - Thái Bình Dương về chống
rửa tiền, tham gia chương trình phòng, chống tội
phạm xuyên quốc gia.
Khung pháp lý trong lĩnh vực chứng khoán
Theo nghiên cứu của Lực lượng đặc nhiệm tài
chính về chống rửa tiền (FATF), trên thị trường
chứng khoán (TTCK) có một số sản phẩm dễ bị lợi
dụng cho hoạt động rửa tiền như các trái phiếu, cổ
phiếu vô danh; các hợp đồng tương lai… Nhận thức
rõ các nguy cơ tiềm ẩn, các cơ quan quản lý nhà
nước Việt Nam đã rất chú trọng và từng bước hoàn
thiện khuôn khổ pháp lý đối với lĩnh vực chứng
khoán.
Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 được Quốc
hội thông qua ngày 29/6/2006 đã quy định về hoạt
động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm
yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán,
dịch vụ về chứng khoán và TTCK, áp dụng cho các
tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước
ngoài tham gia đầu tư chứng khoán và hoạt động
trên TTCK Việt Nam. Theo đó, hoạt động chào bán
chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch,
kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng
khoán và TTCK áp dụng theo quy định của Luật
Chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có
liên quan, trong đó có quy định về PCRT.
Tại Thông tư số 148/2010/TT-BTC ngày 24/9/2010
của Bộ Tài chính về việc, hướng dẫn thực hiện các
biện pháp PCRT đối với lĩnh vực bảo hiểm, chứng
khoán và trò chơi giải trí có thưởng, trách nhiệm của
các cá nhân, cơ quan nhà nước, cơ quan, tổ chức Việt
Nam, cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài có tham
gia vào các hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán
1...,47,48,49,50,51,52,53,54,55,56 58,59,60,61,62,63,64,65,66,67,...86
Powered by FlippingBook