Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 56

58
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Khung khổ pháp lý chung
về phòng, chống rửa tiền
Nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc
gia phát triển đã chú trọng đến việc xây dựng cơ
chế phòng, chống rửa tiền (PCRT) trong nền kinh
tế. Tại Việt Nam, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam được ban hành năm 1999 đã có 2
điều quy định về tội “Chứa chấp, tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội mà có” (Điều 250) và tội
“Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có”
(Điều 251) và các chế tài tương ứng. Bộ luật Hình sự
năm 1999 chưa có tội danh “Rửa tiền” nhưng về bản
chất, những hành vi quy định tại Điều 250 và 251
nêu trên là những hành vi rửa tiền và được quốc tế
thừa nhận. Tiếp sau đó, Luật sửa đổi, bổ sung một
số Điều của Bộ luật Hình sự 1999 đã bổ sung một số
điều khoản liên quan trực tiếp đến rửa tiền và tài trợ
khủng bố với những hình phạt đảm bảo tính răn đe.
Việt Nam chính thức tham gia cuộc chiến phòng
chống rửa tiền kể từ khi ban hànhNghị định 74/2005/
NĐ-CP về PCRT vào ngày 7/6/2005. Đây là văn bản
pháp lý đầu tiên về công tác PCRT, đặt nền móng
cho sự phát triển của hệ thống PCRT tại Việt Nam.
Nghị định đã đưa ra những quy định cụ thể về các
biện pháp phòng ngừa hoạt động rửa tiền, các biện
pháp tạm thời, về cơ chế triển khai thực hiện, về hệ
thống tổ chức công tác PCRT từ việc thu thập thông
tin, báo cáo đến việc phân tích thông tin, chuyển
giao thông tin, về các mối quan hệ trong công tác
PCRT trong và ngoài nước, về trách nhiệm của các
cơ quan nhà nước và cả cơ chế xử phạt hành chính
đối với hành vi vi phạm pháp luật về PCRT.
Nghị định 74/2005/NĐ-CP (Nghị định 74) đã
quy định rõ về các đối tượng chịu trách nhiệm
PCRT gồm các tổ chức được thành lập và hoạt động
theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, các tổ
chức môi giới, đầu tư tiền tệ hoặc cung ứng dịch vụ
thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam; Các tổ chức phát
hành, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, lưu ký, thanh
toán bù trừ chứng khoán; Các tổ chức có đăng ký
kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý; Các công ty
bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và các tổ chức có hoạt
động liên quan tới các chương trình hưu trí hay an
sinh, kinh tế, xã hội; Các tổ chức tại Việt Nam thay
mặt hoặc đại diện cho các định chế tài chính của
nước ngoài.
Ngày 13/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 470/2009/QĐ-TTg về việc thành
lập Ban chỉ đạo PCRT, đây là tổ chức phối hợp liên
ngành giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và điều
phối hoạt động giữa các Bộ, ngành trong công tác
PCRT trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2012, các
văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 74 đã được
ban hành: Thông tư củaNHNNViệt Nam số 22/2009/
TT-NHNN ngày 17/11/2009 hướng dẫn các biện
pháp PCRT áp dụng đối với các tổ chức tín dụng và
các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng; Thông tư
của Bộ Tài chính số 148/2010/TT-BTC ngày 24/9/2010
hướng dẫn thực hiện các biện pháp PCRT đối với
lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và trò chơi giải trí
có thưởng; Thông tư của Bộ Xây dựng số 12/2011/
TT-BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung của
Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của
Chính phủ về PCRT trong lĩnh vực kinh doanh bất
động sản; Ngày 15/12/2011, NHNN Việt Nam tiếp
KHUNGKHỔPHÁPLÝVỀ
PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN CỦAVIỆT NAM
PHẠM PHƯƠNG LINH
Theo nhận định của UNODC – Cơ quan phòng, chống tội phạm và ma túy của Liên hiệp
quốc thì Việt Nam là nơi dễ bị bọn tội phạm rửa tiền lạm dụng do nền kinh tế sử dụng
nhiều tiền mặt và các hoạt động thương mại ngày càng gia tăng. Bài viết khái quát các
vấn đề liên quan đến khía cạnh pháp lý về phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng
bố của Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực chứng khoán nói riêng.
1...,46,47,48,49,50,51,52,53,54,55 57,58,59,60,61,62,63,64,65,66,...86
Powered by FlippingBook