Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 64

66
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Quản lý rủi ro tỷ giá
tại các nước đang phát triển
Quản trị rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp Ấn Độ
Giai đoạn 2006-2007, Ấn Độ đã chứng kiến tỷ giá
giữa USD và đồng Rupii Ấn Độ (INR) biến độngmạnh
do cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ ở Mỹ và dòng
USD ào ạt đổ vào thị trường chứng khoán Ấn Độ.
Khảo sát việc sử dụng các công cụ phái sinh từ một
số doanh nghiệp (DN) lớn ở Ấn Độ có thể thấy rằng,
thu nhập của phần lớn các DN đều đến từ USD, EUR
vì các DN chủ yếu giao dịch với các ngoại tệ này. Hợp
đồng kỳ hạn thường được sử dụng bởi hầu hết các
DN. Việc sử dụng hoán đổi là một chiến lược phòng
ngừa rủi ro trong dài hạn, thường được áp dụng bởi
các DN có nguồn vốn lớn và có hoạch định lâu dài cho
tương lai.
Một kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy, một
vài DN như Tập đoàn công nghệ thông tin thích
phòng ngừa rủi ro bằng công cụ “quyền chọn” hơn
là “hợp đồng kỳ hạn”. Đây là một xu hướng mới nổi
trong những năm gần đây ở Ấn Độ, khi tỷ giá USD/
INR biến động mạnh. Quyền chọn là công cụ có thể
đem lại lợi nhuận không giới hạn cho người tham
gia, trong khi với hợp đồng kỳ hạn, DN có thể bị lỗ
một phần lợi nhuận nếu tỷ giá biến động không như
mong đợi. Nhìn chung, cùng với sự tồn tại và phát
triển của hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, lãi suất Hợp
đồng kỳ hạn và các loại quyền chọn hiện đang thịnh
hành nhất tại Ấn Độ.
Quản lý rủi ro tỷ giá của các công ty đa quốc gia ở châu
Mỹ Latinh
Đa số các công ty đã áp dụng những công cụ quản
trị rủi romới như hoán đổi, kỳ hạn, quyền chọn, còn gọi
là các công cụ phái sinh. Những công ty đa quốc gia cố
gắng thương lượng các hợp đồng phái sinh với chi phí
rẻ hơn ở quốc gia địa phương. Tuy nhiên, họ phải đối
mặt với nhiều hạn chế do các thị trường này chưa phát
triển nhiều. Một trong những ưu đãi đối với thị trường
này là những luồng vốn đầu tư khổng lồ từ các công ty
đa quốc gia, khi các khu vực dịch vụ được tư nhân hóa.
Khung pháp lý cho thị trường các công cụ phái
sinh ở châu Mỹ Latinh hiện vẫn còn rất yếu. Ví dụ,
hợp đồng kỳ hạn không giao nhận ở Chile bị coi là
không hợp pháp cho đến năm 2001. Trong trường hợp
của thị trường Argentina, năm 2003 Quốc hội nước
này vẫn đang bàn cãi về môi trường pháp lý cho thị
trường phái sinh. Ở một thị trường yếu như Peru chỉ
có hợp đồng kỳ hạn không giao nhận là được thực
hiện, còn ở Bolivia thì không tồn tại cả thị trường các
công cụ phái sinh.
Theo các công ty đa quốc gia, cách tốt nhất để quản
trị rủi to tài chính trong những thị trường mới nổi là
các hợp đồng dài hạn, các công cụ được ký kết với chi
phí rẻ hơn. Tuy nhiên, các nhà quản trị của các DN phi
tài chính lại cho rằng, điều này có thể không đúng vì
các công cụ thông thường chỉ có kỳ hạn một vài tháng.
Tóm lại, quản trị rủi ro tỷ giá, không chỉ phụ thuộc
vào chính sách tỷ giá của các công ty đa quốc gia mà
còn liên quan đến sự đồng nhất của chính sách và nền
kinh tế vĩ mô.
Hàm ý choViệt Nam
Nghiên cứu, phân tích, nhận diện, đo lường rủi ro tỷ giá
trong tương lai
Sự biến động của tỷ giá ở Việt Nam hiện nay cho
VẤNĐỀQUẢNLÝRỦIROTỶGIÁ
TẠI MỘT SỐQUỐC GIA
ThS. TRẦN THỊ THÙY TRANG -
Đại học Công nghiệp Hà Nội
Việc quản lý rủi ro tỷ giá là yêu cầu cần thiết cho cả nền kinh tế và từng doanh nghiệp nhằm
tránh những thiệt hại, tổn thất có thể xảy ra. Qua tìmhiểu kinh nghiệm quản lý rủi ro tỷ giá
của các doanh nghiệp tại một số quốc gia đang phát triển, bài viết rút một số bài học hữu
ích trong việc phòng ngừa và xử lý rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
1...,54,55,56,57,58,59,60,61,62,63 65,66,67,68,69,70,71,72,73,74,...86
Powered by FlippingBook