TCTC so 5 ky 1 - page 27

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2015
29
- Về đầu tư cho hoạt động KHCN, hiện nay tại
nhiều trường đại học, nguồn kinh phí có hạn lại
được đầu tư một cách dàn trải. Nhiều công việc,
chương trình thực hiện dở dang, kéo dài, chất
lượng thấp. Bên cạnh đó, các trường sử dụng
nguồn vốn ngân sách cấp chủ yếu cho chi thường
xuyên, với tâm lý được bao cấp đã dẫn đến hiệu
quả chi tiêu thấp.
- Các cơ chế tài chính liên quan đến việc giao
quyền sở hữu kết quả nghiên cứu, các nhiệm vụ
KHCN có sử dụng NSNN về nguyên tắc kết quả sẽ
thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Luật Sở hữu trí
tuệ đã có quy định, Nhà nước giao quyền sở hữu kết
quả KHCN có nguồn gốc NSNN cho các tổ chức, cá
nhân, song thực tế đang thiếu các hướng dẫn cụ thể
để thực hiện quy định này, dẫn tới việc các nhà khoa
học, không thể chuyển giao kết quả nghiên cứu của
mình một cách hợp pháp để ứng dụng vào sản xuất,
kinh doanh, nên phải hợp thức hóa việc bán kết quả
nghiên cứu thông qua các hợp đồng kinh tế với giá
rẻ, gây thiệt hại cho cả Nhà nước và nhà khoa học.
Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính
Một là,
đa dạng hoá các nguồn tài chính cho hoạt
động KHCN trong các trường ĐHCL.
- Do hoạt động KHCN của các trường đại học
có đặc điểm riêng biệt. Kết quả của hoạt động
nghiên cứu khoa học của các trường đại học khó
có thể cân, đong, đo, đếm được và không phải lúc
nào cũng được biểu hiện thành những sản phẩm
cụ thể, ngay lập tức, có giá trị ứng dụng và được
đo lường bằng những giá trị kinh tế. Chính vì vậy,
hoạt động KHCN của các trường ĐHCL cần có sự
hỗ trợ của Nhà nước. Trên cơ sở hoàn thiện cơ chế
tài chính để nâng cao tính định hướng của nguồn
NSNN trong việc thu hút các nguồn tài chính ngoài
nhà nước cho hoạt động KHCN, đẩy mạnh xã hội
hóa, thu hút các thành phần xã hội tham gia hoạt
động KHCN trong các trường ĐHCL; Tiếp tục hỗ
trợ các DN phát triển KHCN theo hướng Nhà nước
và DN cùng đầu tư thông qua mô hình hợp tác
công-tư, sử dụng hiệu quả Quỹ phát triển KHCN
quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ
phát triển KHCN tại DN; Hình thành các cơ chế
phù hợp để có sự gắn kết tương hỗ giữa các loại
hình quỹ KHCN để nâng cao hiệu quả hoạt động;
Thúc đẩy sự hợp tác, liên kết giữa các trường đại
học với địa phương, DN, cá nhân trong việc thực
hiện nhiệm vụ KHCN.
- Các trường ĐHCL cần xây dựng và thực hiện
quy chế khuyến khích, đẩy mạnh việc nghiên cứu
các sản phẩm KHCN gắn với kết quả đầu ra, đáp
dung chi của nhiệm vụ KHCN.
Các quy định về cơ chế tài chính đối với hoạt
động KHCN trong các văn bản nói trên được thiết
kế với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ
quan quản lý nhà nước thực hiện kiểm soát các
khoản chi tiêu cho KHCN. Chính vì vậy, các khoản
chi thường được chia nhỏ thành các hạng mục rất
chi tiết, có định mức chi cụ thể, rõ ràng, tuy nhiên,
vẫn còn một số hạn chế:
Thứ nhất,
cơ chế tài chính hiện hành chưa có sự
gắn kết để bổ trợ cho nhau do chưa có cơ chế sàng
lọc nhiệm vụ nghiên cứu một cách hữu hiệu để chọn
các nhiệm vụ KHCN. Đồng thời, chưa có sự phối
hợp có hiệu quả giữa bộ, ngành, địa phương, giữa
các trường đại học, viện nghiên cứu... trong việc xác
định nhiệm vụ, dẫn đến có những nhiệm vụ có nội
dung giống nhau, trùng nhau nhưng không được
kết hợp để tạo cơ sở để thực hiện các dự án, đề án
nghiên cứu lớn, gây lãng phí nguồn lực.
Thứ hai,
các nguồn tài chính cho KHCN chủ yếu
được phân bổ theo các đề xuất từ dưới lên. Cách
thức phân bổ nguồn tài chính này, mặc dù trong một
số trường hợp phát huy được tính sáng tạo của đội
ngũ các nhà khoa học, nhưng trong nhiều trường
hợp cũng khiến cho các đề tài nghiên cứu bị phân
tán, dàn trải, không có tính bổ sung cho nhau và cản
trở việc thực hiện các dự án nghiên cứu lớn có tầm
chiến lược, mang tính nền tảng hoặc định hướng
lâu dài, tức là dẫn đến sự lãng phí và kém hiệu quả.
Thứ ba,
các định mức chi quá cụ thể và cứng
nhắc, chậm thay đổi, nên rất dễ lạc hậu sau một thời
gian áp dụng, số lượng các thủ tục, giấy tờ cần thiết
cho việc chứng minh các khoản chi là hợp lệ trở nên
quá lớn, dẫn đến những tốn kém không nhỏ về vật
chất cũng như thời gian cho các công việc mang tính
hành chính.
Thứ tư,
“Đề án đổi mới cơ chế tài chính của Bộ
Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2008-2012” tuy đã có
sự điều chỉnh, song vẫn còn thấp và chưa thể đảm
bảo cho các trường thực hiện tự chủ về tài chính:
- Về cơ chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện
giao quyền tự chủ cho các đơn vị tự quyết định mức
chi, đến phân phối kết quả tăng thu, tiết kiệm chi,
song lại chưa phân cấp thu và chưa giao quyền tự
chủ hoàn toàn trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu
khoa học và quản lý cho các trường ĐHCL. Trong
khi đó, năng lực giám sát, đánh giá và tính chính
xác của các báo cáo tài chính còn rất hạn chế; việc đo
lường, đánh giá kết quả đầu ra vẫn là khâu yếu của
quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học. Vì vậy, kết
quả do cơ chế tự chủ tài chính đem lại vẫn là những
vấn đề cần phải được xem xét và đánh giá.
1...,17,18,19,20,21,22,23,24,25,26 28,29,30,31,32,33,34,35,36,37,...86
Powered by FlippingBook