TCTC so 5 ky 1 - page 26

28
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
các yêu cầu cụ thể về sản phẩm, nhiệm vụ ứng với
dự toán cấp chi thường xuyên mà chủ yếu vẫn thực
hiện phân bổ trên cơ sở biên chế và định mức, chưa
khuyến khích đội ngũ các nhà khoa học. Định mức
phân bổ ngân sách cho hoạt động KHCN vẫn dựa
vào các yếu tố đầu vào, khả năng cân đối ngân sách
và nguồn thu sự nghiệp, chưa thể hiện được việc
giao kinh phí gắn với giao khối lượng và ràng buộc
về chất lượng sản phẩm KHCN. Do vậy, phương
thức phân bổ ngân sách hiện hành theo cơ chế giao
dự toán trên cơ sở các định mức phân bổ đã làm hạn
chế hiệu quả trong sử dụng nguồn NSNN
Thứ hai,
các chỉ tiêu đánh giá tuyển chọn, xét
chọn, đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học
còn nặng về định tính, chưa thực sự phù hợp với
đặc thù của các loại hình nghiên cứu. Việc giao dự
toán kinh phí cho các đề tài, dự án còn mang tính
bình quân và chủ yếu được phân bổ theo các đề xuất
từ dưới lên, nhiều trường hợp chủ yếu là để giải
quyết thu nhập cho cán bộ nghiên cứu, chưa gắn
với các định hướng phát triển KHCN trung và dài
hạn cũng như tầm quan trọng của các dự án, đề tài
nghiên cứu
Thứ ba,
các nguồn tài chính cho KHCN chủ yếu
tập trung vào các viện, trung tâm nghiên cứu thuộc
hoặc trực thuộc các trường. Mô hình này có ưu điểm
là nó tạo nên sự chuyên môn hóa trong công tác
nghiên cứu khoa học. Mặc dù vậy, nó cũng có một
số nhược điểm như công việc nghiên cứu bị tách
khỏi quá trình sản xuất, kinh doanh, hoạch định
chính sách… nên tính ứng dụng không cao.
Cơ chế sử dụng các nguồn tài chính
Nhằm đảm bảo các nguồn lực tài chính cho
KHCN được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả,
các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành các
quy định về chi tiêu đối với các hoạt động KHCN.
Thông tư Liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN
đã quy định rõ: đối với các khoản khoán chi, chủ
nhiệm đề tài được quyết định mức chi cho hiệu quả
trên cơ sở từng đề tài. Nghị định số 95/2014/NĐ-CP
ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư
và cơ chế tài chính đối với hoạt động KHCN. Các
cơ chế, chính sách về dự toán và sử dụng ngân sách
KHCN được đổi mới theo hướng: Xây dựng định
mức và quy định bố trí kinh phí hoạt động thường
xuyên của các tổ chức KHCN công lập trong dự toán
các nhiệm vụ KHCN và nhiệm vụ thường xuyên
theo chức năng; Hoàn thiện cơ chế khoán kinh phí
(khoán theo sản phẩm cuối cùng); Đơn giản hóa thủ
tục thanh quyết toán; Điều chỉnh và bổ sung các nội
dung chi cũng như định mức kinh phí theo từng nội
động KHCN của các trường ĐHCL vẫn dựa chủ
yếu vào nguồn đầu tư từ NSNN, mối quan hệ giữa
các trường ĐHCL với các DN, các địa phương chưa
cao nên tính ứng dụng còn thấp, chưa thực sự xuất
phát từ nhu cầu của DN, địa phương nên chưa khai
thác được nguồn tài chính từ phía các DN và các địa
phương.
Cơ chế phân bổ các nguồn tài chính
Cùng với thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, các quy định về phân bổ ngân sách, xây dựng
dự toán đề tài, nhiệm vụ KHCN, định mức, cơ chế
khoán sử dụng kinh phí NSNN cũng đã được hoàn
thiện. Liên Bộ Tài chính, KHCN đã ban hành Thông
tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày
4/10/2006 hướng dẫn cơ chế khoán chi của các đề
tài, dự án sử dụng NSNN và Thông tư số 44/2007/
TTLT/BTC-KHCN ngày 7/5/2007 quy định về định
mức phân bổ và xây dựng dự toán chi đề tài, dự án
KHCN sử dụng nguồn NSNN làm căn cứ để xác
định mức kinh phí thực hiện. Theo đó, dự toán chi
viết chuyên đề, chi công tác phí, hội phí, các khoản
chi mua sắm nguyên, nhiên vật liệu có định mức
kinh tế, kỹ thuật được giao kinh phí theo hình thức
khoán. Từ năm 2009 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý và cơ chế
tài chính đối với hoạt động KHCN. Bộ đã ban hành
Thông tư số 12/2010/TT-BGDĐT ngày 29/03/2010
quy định về quản lý đề tài KHCN cấp bộ, theo đó,
tất các các đề tài, nhiệm vụ KHCN đều được phê
duyệt thông qua hình thức tuyển chọn, đầu thầu.
Các đề tài khoa học cấp cơ sở được giao cho trường
đại học toàn quyền xét chọn, tuyển chọn, phê duyệt
kinh phí.
Việc phân bổ các nguồn tài chính cho KHCN
trong các trường ĐHCL trong những năm qua vẫn
còn một số hạn chế nhất định:
Thứ nhất,
cơ chế tài chính hiện hành chưa có
quy định về sự gắn kết giữa phân bổ NSNN cho
các trường ĐHCL với các yêu cầu và nhiệm vụ cụ
thể về sản phẩm KHCN mà các đơn vị nghiên cứu
cần thực hiện. Cơ chế tài chính hiện hành trong việc
phân bổ kinh phí chi thường xuyên chưa gắn với
Cơ chế tài chính hiện hành trong việc phân bổ
kinh phí chi thường xuyên chưa gắn với các yêu
cầu cụ thể về sản phẩm, nhiệm vụ ứng với dự
toán cấp chi thường xuyênmà chủ yếu vẫn thực
hiện phân bổ trên cơ sở biên chế và định mức,
chưa khuyến khích đội ngũ các nhà khoa học.
1...,16,17,18,19,20,21,22,23,24,25 27,28,29,30,31,32,33,34,35,36,...86
Powered by FlippingBook