TCTC so 5 ky 1 - page 20

22
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
vào nghiên cứu khoa học, phát triển sản phẩm công
nghệ mang tính rủi ro cao, thời gian hoàn vốn lâu
nhưng lợi nhuận mang lại rất lớn nên đầu tư mạo
hiểm là hình thức đầu tư rất phù hợp. Tuy nhiên,
trong giai đoạn ban đầu, khi hoạt động đầu tư mạo
hiểm vẫn còn tương đối mới mẻ và hiếm hoi ở Việt
Nam, Nhà nước phải đóng vai trò “mồi” và xúc tác
cho việc hình thành thị trường đầu tư mạo hiểm
thông qua việc hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm
của Nhà nước.
Đồng thời, nghiên cứu quy định cụ thể về việc
hướng dẫn thực hiện phương thức cổ phần hóa đối
với các viện nghiên cứu, đặc biệt là phương thức
bán cổ phần nhằm huy động các nguồn lực để phát
triển hoạt động nghiên cứu, sản xuất kinh doanh;
tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội tham gia
đầu tư vào DN để họ gắn bó, cống hiến nhiều hơn
cho DN.
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu một số giải pháp
khác như xử lý những vấn đề còn vướng mắc đối
với các DN KHCN sau khi chuyển đổi như vấn đề
khấu hao tài sản, vấn đề xác nhận quyền sử dụng
và quyền sở hữu kết quả KHCN…; Tăng cường
quan hệ hợp tác giữa nghiên cứu và sản xuất,
chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức nghiên
cứu và khu vực DN; Khuyến khích sự hình thành
các vườn ươm công nghệ, thành lập các DN mạo
hiểm trong các tổ chức KHCN; Có cơ chế minh
bạch, bình đẳng trong việc tuyển chọn, đấu thầu
các dự án KHCN để việc chuyển đổi sang mô hình
DN không gây thiệt hại/bất lợi trong việc tiếp cận
các nguồn tài trợ cho nghiên cứu của DN KHCN.
Hiện nay, các DN KHCN, các tổ chức KHCN tự
chủ phải tính chi phí thường xuyên, chi phí khấu
hao tài sản… vào trong đơn giá đấu thầu các dự
án, công trình nghiên cứu của Nhà nước; trong
khi đó, các tổ chức KHCN chưa tự chủ không
phải tính chi thường xuyên vào trong đơn giá đấu
thầu. Điều này gây ra sự bất bình đẳng trong việc
tiếp cận với các nguồn tài trợ cho nghiên cứu từ
ngân sách nhà nước.
Tài liệu tham khảo:
1. Phạm Đức Nghiệm (2014), “Ba nhóm giải pháp đẩy mạnh phát triển DN
KHCN”, báo Nhân dân điện tử, ngày 24/5/2014;
2. Bộ Công thương (2012), tài liệu hội nghị “Đánh giá tình hình thực hiện cơ
chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 và Nghị định 80”;
3. Bộ KHCN (2010), tài liệu hội thảo “DN KHCN và chính sách thúc đẩy phát
triển DN KHCN”;
4. Nguyễn Thị Lê Thu (2014), “Chính sách chuyển đổi tổ chức KHCN công lập
sang mô hình DN”, Tạp chí Tài chính số 2 (592) 2014;
5. Mu Rongping, “Development of Science and Technology Policy in China”.
phí khấu hao tài sản cố định.
- Tiếp tục đẩy mạnh phương thức đấu thầu, đặt
hàng trong lĩnh vực KHCN, tăng dần tỷ trọng chi
ngân sách cho hoạt động KHCN theo nhiệm vụ và
kết quả đầu ra, đồng thời giảm dần tỷ lệ chi theo các
yếu tố đầu vào. Theo đó, các tổ chức KHCN sẽ tìm
kiếm nguồn thu thông qua việc tham gia đấu thầu
các dự án nghiên cứu. Cơ chế này thúc đẩy các tổ
chức KHCN phải đổi mới phương thức hoạt động
và năng động hơn nhằm xác định hướng đi trong
hoạt động nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm
phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Hai là,
hỗ trợ việc tạo lập thị trường các sản phẩm
KHCN.
Đối với một thị trường KHCN còn non trẻ như
Việt Nam, Nhà nước đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong việc tạo lập và phát triển thị trường.
Không chỉ là người kiến tạo, xây dựng thể chế và
cơ sở hạ tầng cho thị trường, Nhà nước còn đóng
vai trò là một khách hàng lớn trong việc tiêu thụ
sản phẩm, dịch vụ KHCN. Kinh nghiệm của Trung
Quốc, chính phủ nước này đã đưa ra chính sách để
thúc đẩy sự phát triển của thị trường KHCN như:
ưu tiên các DN Trung Quốc trong việc cung cấp sản
phẩm KHCN cho chính phủ; giá trị thiết bị sản xuất
tại Trung Quốc phải chiếm ít nhất 60% tổng giá trị
mua sắm của các dự án trọng điểm do Nhà nước
và chính quyền địa phương đầu tư; sản phẩm và
dịch vụ KHCN do Trung Quốc sản xuất được ưu
đãi hơn nếu có giá thành cao hơn sản phẩm nước
ngoài… Một yếu tố khác cũng vô cùng quan trọng
là việc xóa bỏ tâm lý sính hàng ngoại, cổ vũ việc tiêu
dùng hàng sản xuất trong nước song song với việc
khuyến khích, thúc đẩy các DN nghiên cứu, đổi mới
chất lượng sản phẩm.
Ba là,
khơi thông nguồn vốn cho hoạt động
KHCN.
Xúc tiến việc thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm
để hỗ trợ cho việc hình thành và phát triển các DN
KHCN. Ở các nước trên thế giới, các quỹ đầu tư mạo
hiểm hầu hết là quỹ tư nhân và đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong việc phát triển các DN KHCN ở
giai đoạn khởi đầu. Do đặc trưng của việc đầu tư
Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự
án đầu tư mới thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ cao được áp dụng
mức thuế suất ưu đãi 10% trong thời gian 15
năm, được miễn thuế tối đa không quá 4 năm
và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không
quá 9 năm tiếp theo.
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 21,22,23,24,25,26,27,28,29,30,...86
Powered by FlippingBook