TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2015
27
KHCN của các tổ chức, cá nhân và DN… Đặc biệt,
việc ban hành Nghị định 115/2005/NĐ-CP đã tháo
gỡ những vướng mắc, ràng buộc, kìm hãm về cơ
chế, chính sách, tổ chức, quản lý đối với các đơn vị
KHCN, đánh dấu bước chuyển đổi căn bản trong tư
duy và phương thức quản lý tài chính của Nhà nước
đối với các cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ
KHCN, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của các tổ chức KHCN và người đứng đầu các cơ
quan này trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Nhằm tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý,
ngày 25/10/2014, Chính phủ ban hành Nghị định
số 99/2014/NĐ-CP quy định việc đầu tư phát triển
tiềm lực và khuyến khích hoạt động KHCN trong
các cơ sở giáo dục đại học. Nghị định quy định cụ
thể về chính sách khuyến khích đối với DN, tổ chức,
cá nhân đầu tư phát triển tiềm lực và hoạt động
KHCN; Các cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm
tạo điều kiện thuận lợi cho DN, tổ chức, cá nhân
tham gia hoạt động đầu tư phát triển tiềm lực và
khuyến khích hoạt động KHCN trong cơ sở giáo
dục đại học. Hàng năm, dành tối thiểu 5% kinh phí
từ nguồn thu hợp pháp của cơ sở giáo dục đại học
để đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt
động KHCN. Đồng thời, dành tối thiểu 3% kinh phí
từ nguồn thu học phí của cơ sở giáo dục đại học để
cho sinh viên và người học hoạt động nghiên cứu
khoa học.
Mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế,
chính sách tài chính, song các kết quả đạt được cho
đến nay vẫn còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được
những yêu cầu đặt ra. Nguồn tài chính cho hoạt
CƠCHẾTÀICHÍNHCHOKHOAHỌCVÀCÔNGNGHỆ
TRONG CÁC TRƯỜNGĐẠI HỌC CÔNG LẬP
PGS.,TS. TRẦN XUÂN HẢI
- Học viện Tài chính
Hoạt động khoa học và công nghệ xã hội trong các trường đại học công lập đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ, song vẫn còn những hạn chế, ảnh hưởng đến phát triển của
các trường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, trong đó có cơ chế tài chính.
Bài viết phân tích thực trạng cơ chế tài chính hiện hành và đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại
học công lập.
Một số cơ chế, chính sách tài chính hiện hành đối
với khoa học công nghệ
Cơ chế huy động nguồn tài chính
Cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và
công nghệ (KHCN) của các trường đại học công
lập (ĐHCL) có những đặc điểm riêng biệt so với
những đơn vị sự nghiệp khác. Nguồn tài chính cho
hoạt động KHCN bao gồm: Ngân sách nhà nước; tài
trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước; Quỹ phát triển KHCN các cấp (quốc gia,
bộ, ngành, tỉnh, thành phố, trường đại học, doanh
nghiệp (DN)); Hợp đồng nghiên cứu khoa học, phát
triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, sản xuất
kinh doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước; Trích từ nguồn thu hợp pháp của trường đại
học; Huy động từ các nguồn hợp pháp khác...
Để thực hiện đa dạng hóa các nguồn tài chính
cho hoạt động KHCN, Chính phủ đã ban hành
các cơ chế, chính sách tài chính như: Nghị định số
119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 về chính sách và
cơ chế tài chính khuyến khích DN đầu tư vào hoạt
động KHCN; Nghị định số 122/2003/NĐ-CP ngày
22/10/2003 về Quỹ Phát triển KHCN Quốc gia nhằm
thu hút các nguồn lực tài chính khác nhau đầu
tư cho KHCN; Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày
5/9/2005 về tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các tổ chức nghiên cứu KHCN (được sửa
đổi, bổ sung tại Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày
20/9/2010). Cùng với đó, Bộ Tài chính đã ban hành
Quyết định số 36/2007/QÐ-BTC ngày 16/5/2007 về
Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ phát triển