TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2015
23
tục hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên theo
phương thức khoán.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện Nghị định
115/2005/NĐ-CP cũng bộc lộ một số hạn chế,
vướng mắc do: (i) Một số bộ, ngành, địa phương
chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về cơ chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/
NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn, thậm chí áp
dụng sai đối tượng thực hiện; (ii) Nhiều bộ,
ngành, địa phương chưa kiên quyết, nghiêm túc
trong chỉ đạo tổ chức KHCN trực thuộc thực hiện
Nghị định 115/2005/NĐ-CP, nên đến nay, một số
bộ ngành, địa phương chưa phê duyệt xong đề án
thực hiện tự chủ của các tổ chức KHCN công lập
trực thuộc (iii) Chưa kiên quyết trong phân loại,
chuyển đổi các tổ chức KHCN công lập theo Nghị
định 115/2005/NĐ-CP. Nhiều tổ chức KHCN cố
xây dựng phương án để nằm trong nhóm nghiên
cứu cơ bản để tiếp tục được NSNN hỗ trợ kinh
phí hoạt động thường xuyên; (iv) Hệ thống cơ chế
chính sách và văn bản quy phạm pháp luật hướng
dẫn nội dung tự chủ, tự chịu trách nhiệm còn
thiếu đồng bộ, xung đột làm hạn chế quyền tự chủ
của tổ chức KHCN công lập. Nghị định 115/2005/
NĐ-CP cho phép tự chủ cao về tài chính song
các văn bản khác có liên quan lại hạn chế quyền
tự chủ, như việc bị hạn chế bởi khuôn khổ định
mức chi tiêu quá thấp do được quy định trong các
thông tư ban hành từ nhiều năm trước, việc khoán
chi thực hiện nhiệm vụ KHCN chỉ được áp dụng
với nội dung đã có định mức kinh tế kỹ thuật...
Đồng thời, quá trình thực hiện Nghị định số
ĐỔIMỚICƠCHẾTỰCHỦTÀICHÍNHĐỐIVỚI
TỔ CHỨC KHOAHỌC VÀ CÔNGNGHỆ CÔNG LẬP
ThS. NGHIÊM THỊ THÚY HẰNG -
Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính
Cùng với tiến trình cải cách thể chế kinh tế, cơ chế chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực
sự nghiệp công nói chung và khoa học và công nghệ nói riêng đã từng bước đổi mới theo
hướng tập trung vào việc tăng cường trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị
sự nghiệp công lập, khuyến khích các đơn vị có điều kiện chuyển sang tự chủ, cải thiện thu
nhập cho người lao động, tạo điều kiện cho Nhà nước cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước…
Từng bước đổi mới cơ chế tự chủ
Trong lĩnh vực sự nghiệp khoa học công nghệ
(KHCN), Chính phủ đã ban hành riêng Nghị định
số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005, Nghị định số
96/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 115/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KHCN công
lập. Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị định 115
/2005/NĐ-CPvới quan điểm chủ đạo là đổi mới và
giao quyền tự chủ mạnh mẽ cho tổ chức KHCN
công lập (nhất là quyền tự chủ cao về tổ chức, biên
chế, tài chính và cả quyền sản xuất kinh doanh như
doanh nghiệp cho các tổ chức KHCN công lập; đổi
mới phương thức cấp kinh phí của Nhà nước cho
hoạt động KHCN theo hướng cấp theo nhiệm vụ,
không bao cấp theo số lượng biên chế…), nhiều
tổ chức KHCN đã chuyển đổi mô hình hoạt động
thành công. Các tổ chức KHCN đã tự chủ thực hiện
nhiệm vụ; tự chủ về tài chính, tài sản (nâng cao
doanh thu và mức thu nhập bình quân đầu người);
tự chủ về quản lý tổ chức và nhân lực; tự chủ về
hợp tác quốc tế…
Theo Báo cáo của Bộ KHCN, tính đến hết năm
2014, đã có 488/642 tổ chức KHCN công lập được
phê duyệt Đề án thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP,
trong đó 295 tổ chức tự trang trải kinh phí hoạt
động thường xuyên và 193 tổ chức KHCN hoạt
động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu
chiến lược, chính sách, nghiên cứu định mức kinh
tế - kỹ thuật chuyên ngành, phục vụ quản lý nhà
nước và được ngân sách nhà nước (NSNN) tiếp