TCTC so 5 ky 1 - page 24

26
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
KHCN thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP, Nghị
định 96 hiện đang thực hiện theo Quyết định số
592/QĐ-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp KHCN và tổ chức KHCN công lập
thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Theo
đó, Nhà nước hỗ trợ tổ chức KHCN công lập giải
quyết chính sách đối với người lao động dôi dư khi
chuyển sang thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, gồm: hỗ trợ tài chính cho người lao động về
hưu trước tuổi, chuyển công tác sang làm việc tại
các tổ chức, đơn vị ngoài công lập, thôi việc ngay; hỗ
trợ kinh phí đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng để chyển
đổi nghề và tìm việc làm mới.
Các chính sách hỗ trợ lao động dôi dư do thực
hiện tinh giản biên chế và từ hệ quả của quá trình đổi
mới khu vực sự nghiệp công có thể làm tăng gánh
nặng chi NSNN, tuy nhiên việc thực hiện chính sách
hỗ trợ vẫn rất cần thiết nhằm tránh phát sinh các
hệ lụy đối với sự phát triển chung của nền kinh tế -
xã hội. Nghị định 16/2005/NĐ-CP không quy định
về vấn đề hỗ trợ lao động dôi dư, tuy nhiên, qua
nghiên cứu Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách
đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN, Nghị
định 91/2010/NĐ-CP về chính sách đối với người
lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty TNHH một
thành viên do Nhà nước làm sở hữu và Nghị định
59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn
Nhà nước thành công ty cổ phần cho thấy, sau khi
cổ phần hóa và sắp xếp lại DNNN đều thành lập
Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư.
Nhìn chung, cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ
chức KHCN tự trang trải kinh phí hiện nay khá
thông thoáng, thậm chí một số điểm đã có mức độ tự
chủ cao hơn so với Nghị định 16/2015/NĐ-CP như
đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, để thực sự thúc đẩy
các tổ chức KHCN còn lại thực hiện chuyển đổi, vận
hành và phát triển tốt thì việc xây dựng nghị định
về cơ chế tự chủ cho lĩnh vực KHCN theo Nghị định
16/2015/NĐ-CP vẫn cần phải tính nhiều hơn đến các
yếu tố đặc thù của tổ chức KHCN, các chính sách
phát triển thị trường KHCN và tăng cường năng lực
KHCN, nhất là lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Tài liệu tham khảo:
1. Kỷ yếu hội thảo “Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn
vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và KHCN”, Viện CL&CSTC,
Trường ĐH Tài chính – QTKD, 2013;
2. Báo cáo “Đánh giá cơ chế chính sách, pháp luật và bố trí nguồn lực đối với
lĩnh vực KHCN”, Bộ Tài chính, 2014;
3. Báo cáo “Tình hình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức
KHCN công lập”, Bộ KHCN, 3/2015.
vay để đầu tư sản xuất, kinh doanh; được vay vốn
của các tổ chức, cá nhân, vay tín dụng ngân hàng
để đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng
các hoạt động của đơn vị và chịu trách nhiệm trả nợ
vay... Tuy nhiên, trên thực tế, các tổ chức KHCN lại
rất khó tiếp cận các nguồn vốn này. Về nguyên tắc,
các tổ chức KHCN không thể sử dụng tài sản như
đất đai để thế chấp vay vốn nên hạn mức tín dụng ở
mức thấp, không đủ để thực hiện các hợp đồng kinh
tế lớn. Để huy động được vốn xã hội, một số viện
nghiên cứu đã sử dụng hình thức huy động vốn
chưa được cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thế
là tham gia góp vốn thành lập công ty cổ phần, các
cán bộ của viện tham gia điều hành doanh nghiệp.
Do đó, cùng với việc đưa ra các chính sách ưu đãi về
huy động tài chính cho tổ chức KHCN cần phải tính
đến các cơ chế, chính sách đồng bộ đi kèm như thẩm
quyền sử dụng đất, thẩm quyền quản lý cán bộ đối
với với tổ chức KHCN chuyển đổi cơ chế tự chủ...
Hỗ trợ lực lượng lao động dôi dư
Trong những năm gần đây, số lượng cán bộ,
viên chức của các đơn vị sự nghiệp công lập có
xu hướng tăng nhanh do chưa xác định theo định
mức lao động, vị trí việc làm từ đó góp phần gia
tăng gánh nặng cho NSNN và là nguyên nhân làm
chậm tiến độ cải cách tiền lương. Do vậy, Nghị
định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính
sách tinh giản biên chế quy định, một trong những
đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế là người
làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác
định thời hạn trong các đơn vị sự nghiệp công lập
chưa được giao quyền tự chủ dôi dư do đơn vị sự
nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân
sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy
và nhân sự. Hơn nữa, tiến trình đổi mới khu vực
sự nghiệp công với việc thực hiện các hình thức
đặt hàng, mua sắm dịch vụ công, chuyển đơn vị
sự nghiệp thành công ty cổ phần... sẽ khiến một
lực lượng không nhỏ lao động trong khu vực sự
nghiệp công bị dôi dư cần được hỗ trợ.
Việc giải quyết nhân lực dôi dư khi các tổ chức
Nghị định 16/2015/NĐ-CP có điểm mới khi
chuyển từ chỗ giao dự toán NSNN cho đơn vị sự
nghiệp công lập sang thực hiện phương thức
đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự
nghiệp công dựa trên cơ sở hệ thống định mức
kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất
lượng của từng loại dịch vụ công.
1...,14,15,16,17,18,19,20,21,22,23 25,26,27,28,29,30,31,32,33,34,...86
Powered by FlippingBook