24
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Phương thức bố trí dự toán ngân sách
Nghị định 115/2005/NĐ-CP thay đổi phương thức
cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho tổ chức
KHCN theo hướng khoán tương ứng với nhiệm vụ
được giao, không cấp theo số lượng biên chế của
tổ chức KHCN. Nghị định 16/2015/NĐ-CP có điểm
mới khi chuyển từ chỗ giao dự toán NSNN cho đơn
vị sự nghiệp công lập sang thực hiện phương thức
đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp
công dựa trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ
thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng của từng loại
dịch vụ công (phân bổ ngân sách theo kết quả đầu
ra). Đây cũng là một trong những nội dung được đề
cập đến trong quá trình sửa đổi Luật NSNN.
Bố trí dự toán ngân sách cho đơn vị sự nghiệp
công qua phương thức đặt hàng cung ứng dịch vụ
công về bản chất chính là một hình thức mua sắm
dịch vụ công. Tuy nhiên, thực hiện phương thức
này đòi hỏi các bộ, địa phương phải xây dựng, hoàn
thiện hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu
chí cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ
được giao đối với các đơn vị sự nghiệp. Riêng lĩnh
vực nghiên cứu KHCN khi thực hiện bố trí ngân
sách theo kết quả đầu ra còn phải chú ý đến tính đặc
thù là khó đo lường kết quả đầu ra (lĩnh vực khoa
học xã hội) hay phải qua nhiều lần thử nghiệm thất
bại mới thành công (nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu
ứng dụng kỹ thuật). Ngoài ra, cần chú trọng đến
công tác giám sát, đánh giá kết quả, hiệu quả thực
hiện hợp đồng, đặc biệt là đánh giá độc lập từ bên
thứ 3 để đảm bảo tính khách quan, công khai minh
bạch, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả
chi NSNN.
Trích lập các Quỹ
Nghị định 16 quy định các mức trích lập Quỹ
phát triển hoạt động sự nghiệp đối với tất cả các
loại hình đơn vị sự nghiệp công, cụ thể: đơn vị tự
đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị
tự đảm bảo chi thường xuyên: trích tối thiểu 25%
phần chênh lệch thu lớn hơn chi; đơn vị sự nghiệp
công tự đảm bảo một phần chi thường xuyên: tối
thiểu 15%; đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước đảm
bảo chi thường xuyên: tối thiểu 5%. Như vậy, mức
trích lập tối thiểu 25% phần chênh lệch thu lớn hơn
chi vào Quỹ phát triển sự nghiệp theo Nghị định
16/2015/NĐ-CP thấp hơn mức trích tối thiểu 30%
theo Nghị định 115 và trích tối thiểu 30% vào Quỹ
đầu tư phát triển của doanh nghiệp do Nhà nước
nắm giữ 100% vốn theo Nghị định 71/2013-NĐ-CP.
Trong khi đó, hội đồng quản trị hoặc thủ trưởng của
các cơ sở ngoài công lập, cơ sở được thành lập theo
43/2006/NĐ- CP ngày 24/5/2006 về thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp công lập cũng bộc lộ một số tồn
tại, hạn chế trong việc phân bổ kinh phí NSNN,
hạch toán chi phí trong giá dịch vụ, chi trả thu
nhập tăng thêm… Do vậy, từ năm 2012 đến nay,
Đảng và Chính phủ đã đưa ra nhiều chủ trương,
định hướng đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài
chính đối với đơn vị sự nghiệp công nói chung và
tổ chức KHCN nói riêng như Thông báo 37-TB/
TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị kết luận về
Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại
hình dịch vụ sự nghiệp công”; Nghị quyết 20-NQ/
TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng về phát triển khoa học và công nghệ;
Luật Khoa học công nghệ năm 2013… Mới đây,
ngày 14/2/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định
16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị
sự nghiệp công lập (gồm cả lĩnh vực KHCN) cũng
đã được ban hành.
Những điểm mới của Nghị định 16/2015/NĐ-CP
Nghị định 16 đã có một số điểm mới như: (i)
Khuyến khích đơn vị có đủ điều kiện phấn đấu
tự chủ mức độ cao hơn khi phân loại và quy định
riêng cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị
sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên và
chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi
thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo
một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp
công do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên; (ii)
Đổi mới phương thức bố trí dự toán ngân sách theo
hướng cơ quan quản lý cấp trên đặt hàng đơn vị
sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và
chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi
thường xuyên; đặt hàng, giao kinh phí hỗ trợ từ
NSNN với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một
phần chi thường xuyên; (iii) Lộ trình tính giá dịch
vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN kết cấu
dần các chi phí vào giá dịch vụ; (iv) Cho phép đơn
vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên và
chi đầu tư được quyết định mức trích Quỹ bổ sung
thu nhập…
Do Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định chung
các nguyên tắc, quy định về cơ chế tự chủ của đơn
vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực nên theo
đó, các Bộ (bao gồm Bộ KHCN) sẽ phải chủ trì, phối
hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các Bộ, cơ quan
liên quan xây dựng và trình Chính phủ sửa đổi, ban
hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị
sự nghiệp công trong từng lĩnh vực.