TCTC so 5 ky 1 - page 54

56
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
TÁI CƠ CẤUDOANHNGHIỆPNHÀNƯỚC:
NHÌNTỪGÓCĐỘTHỂCHẾ
TS. NGUYỄN QUỐC TOẢN
- Ban Kinh tế Trung ương
Sự đổi mới hệ thống thể chế, đặc biệt là các nhóm cơ chế, chính sách tài chính doanh
nghiệp trong thời gian qua đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng giảm thiểu can thiệp
hành chính của cơ quan quản lý nhà nước gắn với nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của doanh nghiệp nhà nước trong hoạt động kinh doanh và tài chính. Nhờ đó đã
góp phần đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Kết quả tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Với việc quyết liệt triển khai đồng bộ, mạnh mẽ
nhiều cơ chế, chính sách nhằm đẩy nhanh tiến độ
tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) của
Chính phủ và các bộ, ngành trong thời gian qua,
kết quả tái cơ cấu DNNN đã mang lại những kết
quả khả quan. Cụ thể:
Thứ nhất, phân công, phân cấp và quản lý doanh
nghiệp nhà nước:
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2012/
NĐ-CP ngày 15/11/2012 về phân công, phân cấp
thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ
sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn Nhà nước
đầu tư vào DN; Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày
11/7/2013 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước
vào DN và quản lý tài chính đối với DN do Nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Nhìn chung, Nghị
định 99/2012/NĐ-CP và Nghị định 71/2013/NĐ-CP
đã phân định rõ ràng hơn đối với chức năng chủ sở
hữu, chức năng quản lý hành chính Nhà nước và
chức năng kinh doanh. Theo đó, DN được tự chủ
và chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, bộ ngành thực hiện chức năng quản lý hành
chính theo ngành, lĩnh vực có liên quan. Vai trò và
trách nhiệm của chủ sở hữu được cụ thể như sau:
- Đối với DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ: Theo
sự phân công, phân cấp, Thủ tướng Chính phủ trực
tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu
đối với các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Đầu tư
và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Bộ quản lý
ngành, UBND tỉnh trực tiếp thực hiện quyền và
nghĩa vụ chủ sở hữu đối với DN do bộ quản lý
ngành, UBND tỉnh quyết định thành lập. Hội đồng
thành viên là đại diện chủ sở hữu trực tiếp vốn nhà
nước tại DN theo các quy định tại Luật DN 2005.
- Đối với DNNN nắm giữ trên 50% vốn điều
lệ: Thủ tướng Chính phủ thực hiện quyền, trách
nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với tập đoàn
kinh tế sau cổ phần hóa thông qua người đại diện
chủ sở hữu là các bộ quản lý ngành. Bộ quản lý
ngành cử người đại diện trực tiếp vốn Nhà nước
tại các tập đoàn kinh tế sau cổ phần hóa. Bộ quản
lý ngành, UBND tỉnh thực hiện quyền, trách nhiệm
và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với DN chuyển đổi,
cổ phần hóa thuộc bộ, UBND tỉnh thông qua người
đại diện.
- Đối với DNNN nắm giữ không quá 50% vốn
điều lệ: Bộ quản lý ngành, UBND tỉnh cử người đại
diện trực tiếp vốn nhà nước đầu tư tại DN.
Thứ hai, cơ cấu quản trị DNNN:
Để tăng cường tái cơ cấu, quản trị DNNN, hỗ trợ
DN trong quá trình tái cơ cấu, Chính phủ đã ban
hành nhiều Nghị định, Quyết định hướng dẫn và
hỗ trợ quá trình tái cơ cấu quản trị tại các DNNN;
quy định về chức năng, nhiệm vụ, điều lệ tổ chức
và hoạt động làm cơ sở pháp lý tổ chức thực hiện
tái cơ cấu về quản trị các tập đoàn, tổng công ty
như: Nghị định số 50/2013/NĐ-CP ngày 17/5/2013
quy định về quản lý lao động, tiền lương và tiền
thưởng đối với người lao động làm việc trong công
ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở
hữu; Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 17/5/2013
quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng
đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ
tịch công ty, kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc
1...,44,45,46,47,48,49,50,51,52,53 55,56,57,58,59,60,61,62,63,64,...86
Powered by FlippingBook