TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2015
57
ban hành Quyết định số 271/2003/QĐ-TTg về Quy
chế giám sát và đánh giá hiệu quả của DNNN
(sau đó được thay thế bằng Quyết định 224/2006/
QĐ-TTg) và Quyết định số 169/2007/QĐ-TTg ngày
8/11/2007 về Quy chế giám sát đối với DNNN kinh
doanh thua lỗ, hoạt động không hiệu quả.
Công tác quản lý, giám sát tài chính DN đã được
triển khai thông qua các hoạt động kiểm toán báo
cáo tài chính, phân tích, đánh giá, xếp loại DN,
thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ chế,
chính sách tài chính DN, công bố công khai thông
tin về kết quả kinh doanh và tình hình tài chính
DN… Riêng đối với các tập đoàn, tổng công ty
nhà nước, định kỳ hàng năm, Bộ Tài chính phối
hợp với các bộ, địa phương thực hiện các quyền
và nghĩa vụ về tài chính của chủ sở hữu, đánh giá,
xếp loại DN… Thông qua giám sát, phân tích, đánh
giá hiệu quả hoạt động của DN, đưa ra kiến nghị
và cảnh báo về rủi ro trong hoạt động của các tổng
công ty, tập đoàn để cơ quan chủ sở hữu có giải
pháp khắc phục.
Nhìn tổng thể, sự đổi mới hệ thống thể chế, đặc
biệt là các nhóm cơ chế, chính sách tài chính DN
trong thời gian qua đã có sự chuyển biến tích cực
theo hướng nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm cho DNNN. Khuyến khích DN nâng cao
chất lượng quản trị, năng lực cạnh tranh, công khai,
minh bạch thông tin, thích ứng với điều kiện hội
nhập.
Một số khó khăn, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cơ chế,
chính sách đối với hoạt động của DNNN cũng đã
bộc lộ một số hạn chế, bất cập sau:
Một là,
các quy định pháp lý điều chỉnh các
nhóm nội dung liên quan đến DNNN chưa được
luật hóa kể từ thời điểm Luật DNNN năm 2003 hết
hiệu lực. Trong khi đó, Luật DN năm 2005 có phạm
vi điều chỉnh tập trung vào việc thành lập, mô hình
tổ chức của các DN thuộc mọi thành phần kinh tế,
nhưng chưa giải quyết được các vấn đề đặc thù cho
DNNN như việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản; phân
công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm
Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc,
Kế toán trưởng trong công ty TNHH một thành
viên do Nhà nước làm chủ sở hữu…
Thứ ba, về tái cơ cấu tài chính:
Để hỗ trợ và hướng dẫn các DNNN thực hiện
tái cơ cấu tài chính nhiều văn bản pháp luật đã
được ban hành như: Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày
6/3/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa,
thoái vốn Nhà nước tại DN. Theo đó, Chính phủ
giao các bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Hội đồng thành viên các tập đoàn kinh
tế, tổng công ty nhà nước, Hội đồng thành viên,
Chủ tịch công ty các DNNN căn cứ vào đề án tái cơ
cấu giai đoạn 2011-2015 đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt, chỉ đạo các DN thuộc phạm vi quản lý:
(i) Xây dựng kế hoạch tiến độ cổ phần hóa trình cơ
quan quyết định cổ phần hóa để phê duyệt; (ii) xây
dựng kế hoạch, tiến độ thoái vốn đã đầu tư ra ngoài
ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính trình cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với hoạt động thoái vốn ngoài ngành: Ngoài
các quy định tại Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày
11/07/2013 về đầu tư vốn Nhà nước vào DN và
quản lý tài chính đối với DN do Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty,
DNNN thực hiện các giải pháp như: Thoái vốn đầu
tư dưới mệnh giá hoặc dưới giá trị sổ sách kế toán
của DN sau khi đã trừ đi khoản dự phòng tổn thất
các khoản đầu tư tài chính theo quy định và trên cơ
sở phương án thoái vốn đã được chủ sở hữu xem
xét, quyết định; chào bán ra công chúng số cổ phần
mà DNNN đã đầu tư tại các công ty đại chúng có
hoạt động sản xuất kinh doanh...
Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho quá trình cổ phần
hóa DNNN, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày
18/07/2011 của Chính phủ về chuyển DN 100% vốn
Nhà nước thành công ty cổ phần. Về vấn đề xử lý
nợ và tăng cường quản lý nợ đối với DNNN, Chính
phủ ban hành Nghị định 206/2013/NĐ-CP ngày
09/12/2013 về quản lý nợ của DN do Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ. Riêng vấn đề đầu tư vốn đã
được quy định cụ thể tại Nghị định 99/2012/NĐ-CP
và Nghị định 71/2013/NĐ-CP. Như vậy, việc quy
định quyền và nghĩa vụ của DNNN trong việc huy
động, sử dụng và đầu tư vốn ra ngoài DN được quy
định tách bạch theo tỷ lệ vốn góp, có sự phân công,
phân cấp quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và
người đại diện.
Để thực hiện việc giám sát và đánh giá hiệu quả
hoạt động của DNNN, Thủ tướng Chính phủ đã
Theo Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh
nghiệp, năm 2014, cả nước đã cổ phần hoá
xong 143 doanh nghiệp, chuyển 1 doanh
nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên, giải thể 3doanhnghiệp, bán
3 doanh nghiệp, sáp nhập 14 doanh nghiệp và
đề nghị phá sản 3 doanh nghiệp.