TCTC so 5 ky 1 - page 51

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2015
53
TÁCĐỘNGCỦAĐẦUTƯCÔNG
ĐẾNTĂNGTRƯỞNG KINHTẾ TẠI VIỆT NAM
ThS. NGUYỄN THẾ KHANG
Đầu tư công là một trong những chính sách phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của
bất cứ quốc gia nào, đặc biệt nó còn có ý nghĩa đối với những nước đang trong giai đoạn
chuyển đổi và phát triển kinh tế thị trường như Việt Nam. Trên cơ sở hàm sản xuất
Cobb-Douglas, bài viết nghiên cứu mở rộng các yếu tố về đầu tư công, đầu tư tư nhân
trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lý thuyết gốc về tăng trưởng kinh tế.
Những nhân tố tác động đến thu hút
vốn đầu tư
Nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng
bình quân GDP 7,6% trong giai đoạn 2000-2007.
Tuy nhiên, do tác động của cuộc khủng hoảng
tài chính, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt bình quân
6% trong giai đoạn 2008-2011. Theo đánh giá của
Ngân hàng Thế giới, một trong những nguyên
nhân dẫn đến tốc độ phục hồi tăng trưởng của
Việt Nam chậm là trong thời gian qua các cấu
phần về tổng cầu của GDP, trừ xuất khẩu ròng,
đều tăng trưởng chậm.
Theo các chuyên gia kinh tế, đầu tư là yếu tố
quyết định sự phục hồi và phát triển bền vững
của nền kinh tế nước ta trong những năm tới. Vai
trò đầu tư công của nhà nước rất quan trọng. Một
số quan niệm của các nhà kinh tế học xem xét vốn
đầu tư công như là công cụ “kiến tạo phát triển”
cho nền kinh tế. Như vậy, xem xét mức độ tác
động của vốn đầu tư công như thế nào đối với
tăng trưởng kinh tế trong thời gian quan là điều
rất cần thiết.
Những nghiên cứu về các yếu tố tác động
đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là các yếu tố
vốn đầu tư từ khu vực công và khu vực tư nhân
đã được các tác giả trên thế giới quan tâm rất
nhiều. Tuy nhiên, các kết quả đưa ra chưa có
tính thống nhất trong việc nhận định mức độ tác
động, thậm chí kết quả trái chiều nhau do có sự
khác biệt về phương pháp tiếp cận trong nghiên
cứu, không gian và thời gian trong việc chọn
mẫu nghiên cứu. Điển hình như nghiên cứu
của Phetsavong và Ichihashi (2012) khi nghiên
cứu về tác động của đầu tư công và tư đến tăng
trưởng kinh tế của các nước đang phát triển ở
châu Á, sử dụng dữ liệu bảng của 15 giai đoạn
1984 - 2009, hồi quy bằng phương pháp phần
tư hữu hạn (FEM) đã cho thấy rằng, đầu tư tư
nhân trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI), đầu tư công có tác động tích cực đến tăng
trưởng kinh tế.
Trong khi đó, chi tiêu thường xuyên của chính
phủ có tác động ngược lại. Bukhari và cộng sự
(2007), đánh giá tác động của đầu tư công, đầu
tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế tại 3 quốc gia
châu Á là Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan từ
năm 1970 - 2000, sử dụng dữ liệu bảng động có
tính đến độ trễ tác động của các yếu tố đến tăng
trưởng, có kiểm tra tính dừng và đồng liên kết
cũng như kiểm định nhân quả Granger đã cho
thấy đầu tư công, đầu tư tư nhân và chi thường
xuyên của chính phủ tác động đến tăng trưởng
kinh tế.
Mặt khác, theo Phetsavong và Ichihashi (2012),
đầu tư công có thể chèn lấn đầu tư tư nhân và FDI.
Điều này xảy ra khi gia tăng đầu tư công thì cần
tăng thuế trong tương lai và lãi suất trong nước,
hoặc khu vực công sản tư liệu sản xuất, điều mà
trực tiếp cạnh tranh với hàng hóa tư nhân và FDI.
Ngoài ra, việc tận dụng các nguồn lực vật chất và
tài chính thay vì để cho đầu tư tư nhân thực hiện
có thể làm giảm đầu tư tư nhân.
1...,41,42,43,44,45,46,47,48,49,50 52,53,54,55,56,57,58,59,60,61,...86
Powered by FlippingBook