70
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
và mua lại; hình thức quốc hữu hóa chỉ mới xảy ra tại
trường hợp Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam;
phá sản ngân hàng chưa có trường hợp nào được
thực hiện, tuy nhiên mọi sự chuẩn bị ứng phó cho
hình thức này cũng đã và đang được triển khai…
Đề xuất, kiến nghị
Từ kinh nghiệm triển khai tái cơ cấu hệ thống ngân
hàng của một số nước trên thế giới tới thực tiễn triển
khai tại Việt Nam có thể nhận thấy rằng, đã đến lúc
Việt Nam cần cân nhắc lựa chọn hình thức đóng cửa
ngân hàng hay cho phá sản ngân hàng vì hành lang
pháp lý về phá sản đã khá hoàn chỉnh và cũng đã có
đặc thù riêng dành cho ngành Ngân hàng. Luật Phá
sản số 51/2014/QH13 ngày 19/6/2014 đã có hiệu lực kể
từ ngày 1/1/2015. Trong đó, đã dành hẳn một chương
VIII về thủ tục phá sản tổ chức tín dụng; Quyền lợi
của người gửi tiền cũng được thể hiện rõ, được bảo
vệ khi đặt ở vị trí thứ ba trong thứ tự phân chia tài
sản (Điều 101); Người dân cũng dần quen với việc
các thương hiệu ngân hàng biến mất qua các cuộc sáp
nhập, hợp nhất…
Đồng thời, chuẩn bị hành lang pháp lý và có kế
hoạch truyền thông, tạo sự đồng thuận trong thực
hiện tái cấu trúc ngân hàng thông qua hình thức quốc
hữu hóa. Theo đó, cần có những quy định cụ thể về
việc Ngân hàng Nhà nước mua lại các tổ chức tín
dụng; Xử lý kỹ thuật các thuật ngữ được sử dụng
khi can thiệp quốc hữu hóa ngân hàng; Xác định rõ
khung pháp lý vững chắc, công bố cho công chúng,
nhà đầu tư hiểu được vấn đề, tránh gây hiểu nhầm,
gây ra những tranh cãi, tạo ảnh hưởng xấu đến môi
trường đầu tư.
Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể tính tới việc áp
dụng bài học Chính phủ thực hiện đồng tài trợ trong
thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng như Chính
phủ Thái Lan đã triển khai nhằm giảm thiểu tối đa
mọi chi phí. Theo đó, khi nhà đầu tư bỏ vốn tài trợ
cho một ngân hàng khó khăn thì Chính phủ cũng cam
kết góp vốn vào ngân hàng đó theo một tỷ lệ nhất
định, dưới vai trò là nhà đầu tư thứ hai đồng tài trợ…
Như vậy có thể khẳng định, tái cấu trúc hệ thống
ngân hàng, dù lựa chọn hình thức nào thì cũng cần
hết sức quyết liệt, minh bạch, công khai, để nhà đầu
tư, người dân có thể tin tưởng và lựa chọn.
Tài liệu tham khảo:
1. Hạ Thị Thiều Dao, Lựa chọn hình thức tái cấu trúc sở hữu ngân hàng tại Việt
Nam;
2. Hoàng Yến, Tái cấu trúc lĩnh vực ngân hàng: “Người cầm cương” đã tròn vai?;
3. Cácwebsite: sbv.gov.vn, tapchitaichinh.vn, fetp.edu.vn, vietnamnet.vn, imf.org,
gafin.vn, vef.vn…
Lan còn thể hiện việc đồng tài trợ, tạo niềm tin cho
nhà đầu tư về khả năng vực dậy của ngân hàng, qua
đó làm giảm lượng vốn Chính phủ bỏ ra để cải thiện
tình hình tài chính của ngân hàng yếu kém…
Thực tiễn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
tại Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước cho biết, sau chặng đường
gần 3 năm thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ
chức tín dụng (giai đoạn 2011-2015) và đề án xử lý nợ
xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Đến nay, về
cơ bản tiến trình tái cơ cấu đang được triển khai theo
đúng mục tiêu, định hướng và lộ trình đề ra và đã
đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Tính từ năm
2011 đến nay, 8/9 các ngân hàng được xếp vào diện
yếu kém cần phải được tái cơ cấu đã thực hiện xong.
Hoạt động của 8 ngân hàng nói trên được đánh giá là
đã tốt hơn. Cụ thể: Từ khi Chính phủ phê duyệt đề án
tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, danh sách 9 ngân hàng
phải tái cơ cấu đã được công bố gồm: Habubank,
SCB, TinNghiaBank, Ficombank, TPBank, TrustBank,
Navibank, Western Bank và GP.Bank.
Sau 3 năm triển khai đến nay, SCB, TinNghiaBank
và Ficombank đã hợp nhất và kết quả hoạt động trong
năm 2014 được cho là khá khả quan. Navibank, sau
khi tự cơ cấu lại đã đổi tên thành Ngân hàng Quốc
dân (NCB). Tương tự Nam Việt, TienPhongBank
và TrustBank cũng chọn cách tự tái cơ cấu thông
qua việc tăng vốn điều lệ từ các cổ đông. Ngoài ra,
Habubank đã sáp nhập vào Ngân hàng Sài Gòn - Hà
Nội (SHB). Bên cạnh đó, Western Bank cũng đã tiến
hành hợp nhất với Tổng công ty Tài chính cổ phần
Dầu khí (PVFC).
Ngoài ra, thị trường còn chứng kiến thương vụhợp
nhất tự nguyện giữa Ngân hàng Đại Á (DaiABank,
trụ sở tại Đồng Nai) và Ngân hàng Phát triển TP. Hồ
Chí Minh (HDBank) vào thành một thương hiệu duy
nhất là HDBank với mục đích nâng cao chất lượng
hoạt động...
Như vậy, qua quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân
hàng tại Việt Nam có thể thấy, phần lớn các ngân
hàng đều lựa chọn phương thức sáp nhập, hợp nhất
Tiến trình tái cơ cấu đang được triển khai theo
đúng mục tiêu, định hướng và lộ trình đề ra
và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Từ năm 2011 đến nay, 8/9 các ngân hàng được
xếp vào diện yếu kém cần phải được tái cơ cấu
đã thực hiện xong. Hoạt động của 8 ngân hàng
nói trên được đánh giá là đã tốt hơn.