44
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
phát thanh của đài phát thanh xã, hoạt động hội
họp của UBND xã và Hội Phụ nữ. Nhiều người
dân có nhu cầu nhưng vẫn chưa biết sự tồn tại, địa
vị pháp lý, mô hình hoạt động và giá trị thực của
các quỹ tín dụng.
Để người dân cũng như khách hàng biết và hiểu
nhiều hơn về các quỹ tín dụng cơ sở, chính bản
thân các quỹ phải xây dựng và lựa chọn, thực hiện,
các chương trình quảng bá hiệu quả. Đó là, tiếp tục
sử dụng hệ thống đài phát thanh của địa phương
với tần suất và khung giờ hợp lý hơn, nhằm đưa
được nhiều thông tin về quỹ đến với người dân
địa phương. Thông qua các cơ quan đoàn thể tại
địa phương như Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,
Đoàn Thanh niên. Cử cán bộ của quỹ xuống tham
gia giới thiệu về sản phẩm dịch vụ, quy trình và
cách tiếp cận dịch vụ của các quỹ. Thông qua các tổ
chức đoàn thể, quỹ và các dịch vụ của quỹ đến với
các cộng đồng dân cư nhanh và hiệu hơn…
Bốn là,
hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức, quy
định rõ chức năng nhiệm vụ của bộ phận kiểm soát
nội bộ.
Cơ cấu bộ máy chưa ổn định là đặc thù và là
điểm yếu cần khắc phục của hệ thống các quỹ tín
dụng cơ sở hiện nay. Trong đó, bộ phận kiểm soát
(Ban kiểm soát) hoạt động theo kiểu hình thức. Rất
nhiều tình huống rủi ro đã xảy một phần là do bộ
phận kiểm soát nội bộ không có năng lực. Để khắc
phục tình trạng này, các quỹ cần phải tổ chức bộ
máy phù hợp bao gồm các bộ phận như: Tín dụng,
giao dịch, kế toán và kiểm soát nội bộ. Tất cả các
bộ phận cần phải được trang bị chuyên môn nghiệp
vụ, thiết bị, công cụ phục vụ công việc.
Riêng đối với bộ phận kiểm soát cần được coi
là một bộ phận độc lập trong cơ cấu, hoạt động
với chức năng riêng, đó là kiểm tra, kiểm soát tất
cả các hoạt động của quỹ. Để bộ phận này hoạt
động hiệu quả, cần phải xây dựng một quy trình
nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thống nhất trong
quỹ. Các quỹ mời các tổ chức tư vấn như các công
ty Kiểm toán độc lập, các chuyên gia về bồi dưỡng
nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát và xây dựng quy
trình kiểm soát.
môi trường bên ngoài từ đó chỉ ra những cơ hội
và thách thức đối với mục tiêu của quỹ; Phân tích,
đánh giá các yếu tố thuộc bản thân các quỹ; Đánh
giá lại mục tiêu chiến lược của quỹ; Xây dựng
những chiến lược tương ứng, lựa chọn chiến lược
tốt nhất để thực hiện, nghĩa là tương ứng với mục
tiêu, kết hợp điều kiện thực tế bên trong và bên
ngoài mỗi quỹ tín dụng sẽ có những chiến lược
cụ thể. Vì mỗi quỹ có điều kiện khác nhau nên các
chiến lược được lựa chọn cũng khác nhau.
Hai là,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong
những yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài và đảm
bảo cho sự phát triển bền vững của mọi tổ chức
kinh doanh. Đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính, chất
lượng nguồn nhân lực lại càng trở nên quan trọng,
mang tính chất sống còn. Vì thế, để phát triển bền
vững trong tương lai, đối với hệ thống các quỹ tín
dụng, nguồn nhân lực cần được ưu tiên hàng đầu.
Qua khảo sát thực tế các quỹ tín dụng tại một số
địa phương của vùng Đồng bằng sông Hồng cho
thấy, chất lượng nhân lực kém, không đồng đều,
hầu hết chưa qua đào tạo đang là một trong số các
nguyên nhân cơ bản gây cản trở sự phát triển của
các quỹ. Do vậy, để có lực lượng lao động có chất
lượng, các quỹ tín dụng cần phải thực hiện một số
biện pháp cụ thể:
- Đối với lực lượng lao động hiện tại, cần rà soát,
chọn ra những người trong độ tuổi, chưa được đào
tạo để cho đi đào tạo các khóa về chuyên ngành tài
chính tín dụng dưới dạng không chính quy tại địa
phương hoặc tại cơ sở đào tạo.
- Trong tuyển dụng lao động mới, các quỹ nên
xây dựng quy chuẩn đối với người lao động, thống
nhất tiêu chuẩn tốt nghiệp cao đẳng trở lên, đúng
chuyên ngành yêu cầu.
- Đối với những người quá độ tuổi để đào tạo,
kể cả những người đang giữ trọng trách lãnh đạo
tại các quỹ, cần chuyển đổi, bố trí công việc phù
hợp năng lực, không tham gia công tác chuyên
môn, nghiệp vụ.
- Đối với người lao động đã có văn bằng chứng
chỉ nghiệp vụ, hàng năm, hàng kỳ phải tiến hành
đào tạo lại thông qua các hình thức như tập huấn
nghiệp vụ, cập nhật chính sách, chế độ mới ban
hành, tạo mọi điều kiện cho người lao động đủ
năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc.
Ba là,
xây dựng và thực hiện các chương trình
quảng bá, truyền thông hiệu quả.
Hiện tại, các quỹ tín dụng trong vùng chưa có
một hoạt động hay một chương trình quảng bá nào
hoàn chỉnh được thực hiện, ngoài các chương trình
Tính đến hết năm 2015, khu vực Đồng bằng
sông Hồng đã có 483 quỹ tín dụng cơ sở đang
hoạt động rải rác ở 11 tỉnh và thành phố.
Trong đó, số lượng quỹ tín dụng cơ sở của
4 tỉnh và Thành phố: Hà Nội, Thái Bình, Hải
Dương và Hưng Yên là 311 quỹ chiếm 64,3 %,
7 tỉnh còn lại chỉ chiếm 35,7 % với 172 quỹ.