42
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
hạn của DN (Hu & Izumida, 2008). Vì các hệ số như
ROA và ROE là những chỉ báo hiệu quả cho kết quả
sản xuất kinh doanh hiện tại và phản ánh giá trị lợi
nhuận mà DN đã đạt được trong các kỳ kế toán đã
qua. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu của nhóm thứ nhất
không đưa ra một góc nhìn dài hạn cho cổ đông
và lãnh đạo DN bởi đó là các thước đo quá khứ và
ngắn hạn (Jenkins, Ambrosini & Collier, 2011).
- Về nhóm chỉ tiêu thứ hai:
Nhóm hệ số giá trị thị
trường cũng thường được sử dụng để phản ảnh
hiệu quả tài chính hoặc xác định giá trị DN. Trong
đó, hai hệ số MBVR và Tobin’s Q rất thông dụng
như là công cụ đánh giá tốt về hiệu quả tài chính
DN (Zeitun và cộng sự, 2007; Jiraporn và cộng sự,
2008; Nour, 2012). Hệ số MBVR được tính là tổng
giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu so với giá
trị sổ sách của vốn chủ sở hữu, và hệ số Tobin’s
Q được tính là giá trị thị trường của vốn chủ sở
hữu cộng với giá trị sổ sách các khoản nợ phải trả
so với giá trị sổ sách của tổng tài sản. Hai chỉ tiêu
này chủ yếu được sử dụng khi nghiên cứu các DN
niêm yết để đảm bảo có đủ cơ sở dữ liệu tính toán.
Các hệ số MBVR và Tobin’s Q có thể cho biết hiệu
quả tương lai của DN, bởi chúng phản ánh được
đánh giá của thị trường cả về tiềm năng lợi nhuận
của DN trong tương lai (phản ánh vào thị giá của
cổ phiếu). Điều này hoàn toàn phù hợp với ý nghĩa
của các phương pháp định giá cổ phiếu sử dụng
dòng tiền tương lai chiết khấu về hiện tại theo một
mức rủi ro xác định.
Tóm lại, hiệu quả tài chính của các DN có thể
được đánh giá thông qua hai nhóm hệ số kết hợp
lại, trong đó 4 chỉ tiêu thiết yếu nhất bao gồm ROA,
ROE, MBVR và Tobin’s Q. Đặc biệt, sự kết hợp của
hai nhóm hệ số này có thể đưa ra cho nhà quản lý,
lãnh đạo DN, cổ đông và thị trường những đánh giá
bao quát về hiệu quả tài chính trong quá khứ cũng
như tiềm năng lợi nhuận và tăng trưởng tương lai
của DN.
Tài liệu tham khảo:
1. Fama, E. F., & Jensen, M. (1983), “Agency problem and residual claims”,
Journal of Law and Economics, 26, 327-349;
2. Jensen, M. (1986), “Agency costs of free cash flow, corporate finance, and
takeovers”, American Economic Review, 76, 323-339;
3. Modigliani, F. and M. H. Miller (1958), “The cost of capital, corporate finance
and the theory of investment”, American Economic Review, 48, 261-297;
4. Modigliani, F. and M. H. Miller (1963), “Corporate income taxes and the cost
of capital: A correction”, American Economic Review, 53, 433-443;
5. Myers, S. C., & Majluf, N. S. (1984), “Corporate financing and investment
decisions when firms have information that investors do not have”, Journal
of Financial Economics, 13, 187-221.
sẽ có các giá trị khác nhau khi giá trị nguồn vốn
của DN được đo lường căn cứ vào giá trị sổ sách
(giá trị kế toán) hoặc giá trị thị trường. Titman và
Wessels (1988) cho rằng, giữa giá trị sổ sách và giá
trị thị trường của nguồn vốn có sự khác biệt đáng
kể, vì vậy việc lựa chọn giá trị sổ sách hay giá trị
thị trường của nguồn vốn có ảnh hưởng nhất định
đến các chỉ tiêu đo lường chi tiêu tài chính. Tuy
nhiên, do việc xác định giá trị thị trường của nguồn
vốn nợ tương đối khó khăn nên hầu hết các nghiên
cứu về chi tiêu tài chính DN chỉ đo lường nguồn
vốn chủ sở hữu của DN theo giá trị thị trường, còn
nguồn vốn nợ được xác định căn cứ vào giá trị sổ
sách kế toán.
Chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính doanh nghiệp
Đánh giá và đo lường hiệu quả tài chính DN là
một trong những vấn đề gây tranh cãi và được thảo
luận nhiều trong quản lý tài chính. Việc sử dụng
các công cụ nào để đánh giá về hiệu quả tài chính
DN có vai trò quan trọng. Có rất nhiều các chỉ tiêu
đo lường hiệu quả tài chính DN, song các chỉ tiêu
thường được sử dụng nhất trong các nghiên cứu
có thể chia thành hai nhóm chính: Nhóm chỉ tiêu
thứ nhất, sử dụng công cụ kế toán được nhiều
tác giả sử dụng trong các công trình nghiên cứu
trước đây, đó là tỷ suất giữa kết quả đạt được (thu
nhập thuần, lợi nhuận ròng) và các yếu tố đầu vào
(tài sản, nguồn vốn, vốn đầu tư, vốn chủ sở hữu);
Nhóm chỉ tiêu thứ hai, gồm các mô hình kinh tế
dựa trên giá trị thị trường.
- Về nhóm chỉ tiêu thứ nhất:
Để đo lường hiệu quả
tài chính DN, chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản
(ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hiện
là hai hệ số được sử dụng phổ biến nhất. Chỉ tiêu
ROA được tính bằng cách lấy chỉ tiêu “Lợi nhuận”
chia cho chỉ tiêu “Tổng tài sản”, chỉ tiêu ROE được
tính bằng cách lấy chỉ tiêu “Lợi nhuận” chia cho chỉ
tiêu “Vốn chủ sở hữu”. Tuy nhiên, giá trị của hai
hệ số này có thể phụ thuộc vào cách lấy chỉ tiêu
“lợi nhuận”. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
được nhiều nhà nghiên cứu chọn để tính hai hệ số
trên (Hu & Izumida, 2008; Le & Buck, 2011; Wang
& Xiao, 2011), một số nghiên cứu khác sử dụng lợi
nhuận thuần cộng với lãi vay (trước hoặc sau thuế)
(Shah, Butt & Saeed, 2011; Thomsen & Pedersen,
2000), hoặc đơn giản chỉ là lợi nhuận thuần (LI, Sun
& Zou, 2009; Tian & Estrin, 2008); trong khi đó, có
nghiên cứu lại cho rằng, nên dùng lợi nhuận trước
thuế, lãi vay, hao mòn và khấu hao (EBITDA). Tóm
lại, nhóm hệ số dựa trên giá trị sổ sách là cách nhìn
về quá khứ hoặc đánh giá khả năng lợi nhuận ngắn