TCTC ky 1 thang 7-2016 - page 41

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2016
43
cơ sở nói chung và ở vùng Đồng bằng sông Hồng
nói riêng, các quỹ cơ sở đang gặp phải một số khó
khăn nhất định. Những khó khăn, tồn tại xuất phát
từ những nguyên nhân khác quan do môi trường
hoạt động và chủ quan do chính bản thân các quỹ
đã và đang là những trở lực đối với sự phát triển
của chính các quỹ.
Giải pháp phát triển các quỹ tín dụng
ở Đồng bằng sông Hồng
Đối với quỹ tín dụng cơ sở
Một là,
xây dựng chiến lược hoạt động cụ thể
cho từng giai đoạn cụ thể
Dịch vụ tín dụng đã và đang bước vào một giai
đoạn cạnh tranh mạnh. Cạnh tranh giữa chính các
quỹ cơ sở với nhau và cạnh tranh với các tổ chức
tín dụng khác như các ngân hàng thương mại trên
địa bàn. Chính vì thế, các quỹ cần phải có chiến
lược rõ ràng trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Quy mô nhỏ, không đồng đều, ở các địa phương
với đặc điểm kinh tế - xã hội khác nhau, do đó
không thể có một chiến lược nào chung, cụ thể, áp
dụng cho tất cả các quỹ.
Tuy nhiên, thực tế hoạt động các quỹ mới chỉ
dừng lại ở con số chỉ tiêu kế hoạch chung chung
hàng năm mà chưa có giải pháp cụ thể hay những
phân tích đánh giá nào được thực hiện. Theo đề
xuất này, các quỹ cơ sở cần xây dựng chiến lược
họat động từng giai đoạn: Xác định mục tiêu chiến
lược cho cho từng giai đoạn; Phân tích các yếu tố
Tình hình phát triển quỹ tín dụng nhân dân
ở Đồng bằng sông Hồng
Tính đến hết năm 2015, khu vực Đồng bằng
sông Hồng đã có 483 quỹ tín dụng cơ sở đang hoạt
động rải rác ở 11 tỉnh và thành phố. Trong đó, số
lượng quỹ tín dụng cơ sở của 4 tỉnh và Thành phố:
Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương và Hưng Yên là 311
quỹ chiếm 64,3 %, 7 tỉnh còn lại chỉ chiếm 35,7 %
với 172 quỹ.
Theo Hiệp hội Quỹ Tín dụng nhân dân, đến hết
năm 2013 cả nước có 1.200 quỹ đang hoạt động
với tổng nguồn vốn huy động đạt khoảng 30.000
tỷ đồng. Số lượng quỹ tín dụng cơ sở của vùng
chiếm 40,25% tổng số quỹ trên cả nước và 63 %
tổng nguồn vốn huy động toàn hệ thống. Hệ thống
quỹ tín dụng cơ sở đã và đang giải quyết việc làm
cho hàng ngàn lao động tại các địa phương, tác
động cả trực tiếp và gián tiếp vào quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế từng địa phương theo hướng
rất tích cực. Sự phát triển của các quỹ tín dụng
cơ sở đã góp phần lành mạnh hóa các quan hệ tài
chính ở các vùng nông thôn và giải quyết nhu cầu
vốn tại chỗ cho sản xuất kinh doanh với hàng chục
ngàn tỷ đồng đã được huy động, phục vụ hàng
triệu khách hàng mỗi năm. Kết quả sơ bộ này cho
thấy, các quỹ tín dụng vùng Đồng bằng sông Hồng
đã có những kết quả vượt bậc so với các vùng khác
trong cả nước.
Mặc dù các quỹ tín dụng đã đạt được những
thành quả đáng ghi nhận nhưng đến thời điểm
hiện tại, sau hơn 20 năm thành lập, quỹ tín dụng
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC QUỸ TÍNDỤNGNHÂNDÂN
KHUVỰC ĐỒNGBẰNG SÔNGHỒNG
TS. NGUYỄN XUÂN ĐIỀN
- Học vi n Tài chính
Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đã và đang giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại các
địa phương, tác động cả trực tiếp và gián tiếp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng địa
phương theo hướng rất tích cực. Đến hết năm 2015, khu vực Đồng bằng sông Hồng đã có 483 quỹ
tín dụng cơ sở đang hoạt động rải rác tại 11 tỉnh và thành phố. Sự phát triển của các quỹ tín dụng
cơ sở đã góp phần lành mạnh hóa các quan hệ tài chính ở các vùng nông thôn và giải quyết nhu
cầu vốn tại chỗ cho sản xuất kinh doanh với hàng chục ngàn tỷ đồng đã được huy động, phục vụ
hàng triệu khách hàng mỗi năm.
Từ khóa: Quỹ tín dụng nhân dân, lao động, sản xuất, tài chính, dịch vụ
1...,31,32,33,34,35,36,37,38,39,40 42,43,44,45,46,47,48,49,50,51,...90
Powered by FlippingBook