TCTC ky 1 thang 7-2016 - page 43

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2016
45
có 14,5% ý kiến cho rằng, không cần điều chỉnh,
14,5% số quỹ được khảo sát không nêu quan điểm
về vấn đề này.
Hai là,
xác định rõ vai trò của Ngân hàng Nhà
nước đối với sự tồn tại và phát triển của các quỹ
tín dụng cơ sở.
Trong quá trình hoạt động của các quỹ không
thể thiếu vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước.
Tuy vậy, vai trò của Ngân hàng Nhà nước được
nhìn nhận và thể hiện như thế nào là vấn đề rất
được các quỹ cơ sở quan tâm (xem Hình 1).
Hình 1 cho thấy, kết quả phân tích về vai trò của
các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính, tiền tệ,
tín dụng từ địa phương đến Trung ương nên như
thế nào đối với quá trình hoạt động của các qũy
tín dụng. Kết quả tổng hợp cũng cho thấy, 73,2%
ý kiến cần duy trì “giám sát và định hướng”, 20%
ý kiến cho rằng, “giữ vai trò giám sát”, chỉ 5,5% ý
kiến“giữ vai trò định hướng”.
Như vậy, để đảm bảo mục tiêu phát triển bền
vững của hệ thống các quỹ tín dụng cơ sở, cần triển
khai thực hiện đồng bộ nhiều nhóm giải pháp khác
nhau, mỗi nhóm giải pháp thuộc về một chủ thể
nhất định, trong đó nhóm giải pháp từ phía các
quỹ tín dụng cơ sở nhiều nọi dung nhất. Hệ thống
các giải pháp này phải được thực hiện đồng thời,
thống nhất mới có thể đạt được mục tiêu đề ra.
Tài liệu tham khảo
1. Lê Quốc Lý, “Nâng cao nguồn lực tài chính của Quỹ Tín dụng nhân dân
Trung ương và các Quỹ tín dụng nhân dân, Thông tin Quỹ Tín dụng Trung
ương, 2009 (01);
2. Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương, Dự án “Nghiên cứu và đề xuất chính
sách thương hi u cho quỹ tín dụng nhân dân Trung ương”, 2013;
3. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hải Dương, Báo cáo kết quả hoạt động Quỹ Tín
dụng nhân dân, Lưu hành nội bộ, 2013,2014,2015;
4. Chính phủ, Nghị định số 48/2001/NĐ- CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và
hoạt động của Quỹ Tín dụng nhân dân.
Đối với chính quyền địa phương
Thứ nhất,
giảm bớt sự can thiệp vào công tác
nhân sự chủ chốt của các quỹ.
Việc chính quyền các địa phương (cấp xã) trong
giai đoạn đầu (thành lập quỹ) chỉ định cán bộ
sang làm lãnh đạo, sau đó là giới thiệu nhân sự
lãnh đạo quỹ, theo cách này người được giới thiệu
thường là cán bộ xã, đảm bảo về uy tín, đạo đức.
Tuy nhiên, trong giai đoạn cạnh tranh mạnh mẽ,
cách này không còn phù hợp bởi những người lãnh
đạo quỹ hiện nay không phải chỉ đáp ứng về phẩm
chất chính trị, uy tín mà còn phải am hiểu chuyên
môn nghiệp vụ. Từ đó, việc lựa chọn lãnh đạo các
quỹ đối với các vị trí chủ chốt, chính quyền các xã
nên để các quỹ tự quyết định. Trong quá trình này,
chính quyền địa phương chỉ nên đóng vai trò định
hướng, phê duyệt báo cáo sau khi các quỹ đã hoàn
tất công tác nhân sự.
Thứ hai,
tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các quỹ
hoạt động. Mức độ hỗ trợ của chính quyền các
địa phương thể hiện ở các hoạt động cụ thể: Hỗ
trợ truyền thông, quảng cáo, an ninh trật tự, cho
mượn, cho thuê hoặc cấp đất cho các quỹ xây dựng
trụ sở, văn phòng.
Đối với ngân hàng Nhà nước từ Trung ương đến địa
phương
Một là,
điều chỉnh và ban hành các chính sách
phù hợp.
Qua thực tế phân tích, đánh giá của các cơ quan
chuyên trách và những đề xuất của hệ thống các
quỹ cơ sở, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu,
điều chỉnh chính sách cho phù hợp với điều kiện
thực tế môi trường hoạt động của các quỹ. Trong
thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành
nhiều chính sách đối với các quỹ tín dụng. Trong
đó, cũng có một số chính sách chưa thực sự phù
hợp, đã tạo thành trở ngại trong hoạt động của các
tổ chức này. Do vậy, trong thời gian tới, cần thiết
phải điều chỉnh chính sách quản lý nhưng phải
đảm bảo sự phù hợp: (i) Với điều kiện hoạt động
và mô hình của các quỹ; (ii) với điều kiện thực tế
của môi trường hoạt động của các tổ chức tín dụng
nói chung, hệ thống quỹ cơ sở nói riêng.
Kết quả khảo sát 56/71 quỹ cơ sở tại tỉnh Hải
Dương vào tháng 3/2015 cho thấy, 70,9 % các ý kiến
cho rằng, “cần thiết phải có sự điều chỉnh hết sức
phù hợp” của Ngân hàng Nhà nước đối với các văn
bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của các Quỹ
tín dụng cơ sở đang hoạt động theo Luật các tổ
chức tín dụng. Tuy nhiên, trong khảo sát này cũng
HÌNH 1: VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN (%)
Nguồn: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số 2014-33,
Vi n Chiến lược và chính sách Tài chính, Bộ Tài chính, 2015
1...,33,34,35,36,37,38,39,40,41,42 44,45,46,47,48,49,50,51,52,53,...90
Powered by FlippingBook