46
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
(tư vấn cho phía Việt Nam), Phillips Fox (tư vấn cho
các ngân hàng bảo lãnh). Bảo lãnh phát hành là Ngân
hàng Credit Suisse First Boston của Thụy Sỹ (nay là
Ngân hàng Credit Suisse). Bảo lãnh phát hành chính
cho Bộ Tài chính theo hợp đồng mua bán trái phiếu
ký giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Credit Suisse ngày
27/10/2005. Ngoài ra, 7 ngân hàng khác tham gia hợp
đồng bảo lãnh gồm: Citigroup (Mỹ), Nomura Securites
(Nhật Bản), J.P. Morgan, Deutch Bank, Merrill Lynch,
Morgan Stanley vàNgân hàngHSBC. Ngân hàngNew
York (Bank of New York) là ngân hàng được chọn làm
đại lý thanh toán trái phiếu cho Bộ Tài chính theo hợp
đồng đại lý thanh toán ký giữa Bộ Tài chính và Ngân
hàng New York ngày 03/11/2005.
Số lượng trái phiếu chính phủ Việt Nam dự định
phát hành ban đầu là 500 triệu USD, nhưng ngay
ngày đầu tiên, số lượng các nhà đầu tư đặt mua đã
đạt khoảng 1 tỷ USD, gấp 2 lần số lượng trái phiếu
chính phủ Việt Nam định phát hành. Chính phủ đã
quyết định tăng khối lượng phát hành thêm 250 triệu
USD, nâng tổng số phát hành lên tới 750 triệu USD,
trái phiếu có thời hạn là 10 năm. Mức lãi suất cố định
là 6,875%/năm tính trên giá trị danh nghĩa (lãi suất
thực là 7,125%). Tiền lãi trái phiếu được thanh toán 6
tháng một lần vào ngày 15/1 và 15/7 hàng năm bằng
USD, kỳ trả lãi đầu tiên vào ngày 15/01/2006.
Trong số trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt
Nam phát hành, số lượng trái phiếu được các nhà
đầu tư nắm giữ tính theo khu vực (châu Á 38%,
châu Âu 32% và Mỹ 30%). Như vậy, một trái phiếu
phát hành từ châu Á như Việt Nam đã thực sự được
Nhìn lại 3 lần phát hành trái phiếu quốc tế
Lần phát hành thứ nhất
Năm 2005, lần đầu tiên Việt Nam phát hành trái
phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế. Tuy đây là
lần phát hành đầu tiên nhưng đã đem lại kết quả
ngoài sự mong đợi, tạo được tiếng vang trên thị
trường vốn quốc tế, bởi thu hút sự quan tâm lớn
của nhà đầu tư châu Âu, châu Á và châu Mỹ.
Được sự ủy quyền của Chính phủ, Bộ Tài chính
đã chính thức phát hành trái phiếu quốc tế của
Chính phủ Việt Nam tại thị trường chứng khoán
New York vào ngày 27/10/2005. Việt Nam phát hành
trái phiếu quốc tế trên thị trường trái phiếu toàn cầu
theo phương thức 144A/điều khoản S nghĩa là khi
phát hành không phải đăng ký tại Ủy ban Chứng
khoán Mỹ (SEC), được bán trực tiếp cho một số nhà
đầu tư chọn lọc thông qua một đại lý và được nhà
quản lý chính bảo lãnh hoàn toàn cho đợt phát hành.
Trái phiếuquốc tế củaChínhphủViệtNamđãđược
phát hành theo quy trình nghiêm ngặt. Tư vấn pháp
lý gồm Shearman & Sterlings, Bộ Tư pháp, Freshfields
PHÁTHÀNHTRÁIPHIẾUQUỐCTẾCỦACHÍNHPHỦVIỆTNAM:
THỰC TRẠNGVÀ ĐÁNHGIÁ
ThS. LÊ THỊ VÂN ANH
- Vi n Tài chính Kinh tế (Học vi n Tài chính)
Tính đến năm 2016, Việt Nam đã trải qua 3 lần Chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế thành
công. Những lần phát hành này đã thiết lập điểm chuẩn cho trái phiếu Việt Nam trên thị trường
quốc tế; mở đường cho các doanh nghiệp lớn của Việt Nam trực tiếp huy động nguồn vốn trung
và dài hạn bằng ngoại tệ; hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam hội nhập vào thị trường tài chính
quốc tế nhằm đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đầu tư. Việc nhiều nhà đầu tư lớn quốc tế
tham gia mua trái phiếu Việt Nam là điều kiện tốt để tăng tính thanh khoản cho trái phiếu khi
giao dịch trên thị trường thứ cấp, tạo thuận lợi cho những lần phát hành tiếp theo.
•
Từ khóa: Trái phiếu, Chính phủ, nhà đầu tư, doanh nghiệp, kinh tế.
BẢNG 1: ĐẶC ĐIỂM TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ 2005
CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Ngày phát hành
27/10/2005
Khối lượng phát hành (triệu USD)
750
Thời hạn (năm)
10
Giá (% so với mệnh giá)
98,223
Lãi suất cố định (% /năm)
6,875
Nguồn: Bộ Tài chính