52
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
tạo có giá trị gia tăng cao, lĩnh vực công nghệ cao
và sinh thái), sau đó là thương mại, bất động sản,
xây dựng…
Mặc dù, dòng vốn nước ngoài suy giảm do ảnh
hưởng của bất ổn chính trị, nhưng nhờ biết cách tập
trung vào những lĩnh vực quan trọng như thu hút
thêm các dự án chế tạo có giá trị gia tăng cao cũng
như các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao
và sinh thái…, đồng thời đơn giản hóa thủ tục hành
chính, Thái Lan vẫn được xem là điểm đến đầu tư
hấp dẫn. Trong số các quốc gia, lãnh thổ rót vốn
đầu tư vào Thái Lan, Nhật Bản có lượng vốn đầu tư
lớn nhất với khoảng 7.000 doanh nghiệp (DN) đang
đầu tư tại quốc gia này; Hàn Quốc, Trung Quốc
ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn
FDI vào Thái Lan; Lượng vốn FDI từ các nhà đầu tư
Singapore chiếm khoảng 80-90% tổng vốn đầu tư
của các nước ASEAN vào Thái Lan.
Để thu hút thêm vốn FDI, trong chiến lược mới
được Thái Lan thông qua đầu tháng 9/2014, nước
này sẽ tiếp tục ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực
nông nghiệp, chế biến và phân phối hàng nông sản,
khai khoáng, công nghiệp nhẹ, chế tạo máy và thiết
bị vận tải, thiết bị điện và điện tử, hóa chất, sản xuất
nhựa, giấy, dịch vụ và cơ sở hạ tầng…
Về thủ tục đầu tư, có khoảng trên 20 cơ quan của
Chính phủ Thái Lan tham gia vào quy trình thẩm
định, thành lập DN để đẩy nhanh quá trình triển
khai thực hiện đầu tư dự án của nhà đầu tư nước
ngoài tại Thái Lan. Quá trình thành lập DN có vốn
đầu tư nước ngoài tại Thái Lan trải qua 2 bước:
Điều chỉnh linh hoạt và đồng bộ
chính sách thu hút FDI
Thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp (KCN)
luôn được Thái Lan coi là một trong những nhân
tố quan trọng để kích thích nền kinh tế phát triển.
Năm 1959, Thái Lan đã thành lập Bộ Đầu tư và đến
năm 1960 đã ban hành Luật Đầu tư. Điểm nổi bật
của môi trường đầu tư Thái Lan nói chung và thu
hút FDI vào các KCN nói riêng là sự điều chỉnh linh
hoạt và đồng bộ các chính sách phù hợp với biến
động thị trường quốc tế và chiến lược phát triển
chung của quốc gia này, tạo hỗ trợ đắc lực thực
hiện các chiến lược từ phát triển thay thế hàng nhập
khẩu, sang hướng về xuất khẩu và gần đây là kết
hợp đồng thời, hài hòa cả thay thế nhập khẩu với
hướng về xuất khẩu.
Trong giai đoạn 1972 - 1996, Bộ Đầu tư Thái Lan
đã ban hành nhiều chính sách thu hút các chuyên
gia, lao động chất lượng cao từ nước ngoài đến làm
việc tại nước này với những ưu đãi về đất đai, chế
độ làm việc nhằm thực hiện Chiến lược phát triển
kinh tế theo hướng xuất khẩu. Từ năm 2005, chính
sách thu hút FDI của Thái Lan có sự chuyển biến
theo hướng đầu tư chọn lọc với chính sách ưu tiên
nhà đầu tư trong nước, hỗ trợ phát triển các loại
hình dịch vụ phi sản xuất và các loại hình dịch vụ
tài chính. Nhờ những chính sách này, thu hút vốn
FDI vào Thái Lan đã đạt được kết quả bước đầu.
Trong số các lĩnh vực thu hút vốn FDI thì lĩnh vực
công nghiệp thu hút nhiều nhất (với các dự án chế
THÁI LAN: ĐIỂMSÁNGTHUHÚT VỐN FDI
VÀO KHU CÔNGNGHIỆP
ThS. VÕ THỊ VÂN KHÁNH
- Học vi n Tài chính
Với xuất phát điểm không có gì nổi trội nhưng chỉ sau vài thập kỷ tập trung phát triển kinh tế, Thái
Lan đã vượt lên trở thành nhóm dẫn đầu về phát triển kinh tế trong các nước ASEAN. Những kết
quả này có được là do Chính phủ nước này đã tận dụng tối đa cơ hội để thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) vào nền kinh tế nói chung và các khu công nghiệp nói riêng. Quan trọng hơn,
Thái Lan đã có chính sách điều chỉnh linh hoạt và đồng bộ sao cho phù hợp với biến động của thị
trường tài chính – tiền tệ thế giới, qua đó, hỗ trợ tích cực quá trình triển khai thực hiện các chiến
lược, chuyển từ thay thế hàng nhập khẩu, sang xuất khẩu và gần đây là kết hợp đồng thời, hài
hòa cả thay thế hàng nhập khẩu với xuất khẩu.
•
Từ khóa: Vốn FDI, khu công nghiệp,nhà đầu tư, chính sách, xuất khẩu, nhập khẩu.