48
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
rằng, đây là đợt phát hành trái phiếu quốc tế thu
hút được sự quan tâm đặc biệt và thành công trên
thị trường vốn quốc tế. Đạt được mục tiêu lớn
nhất của việc phát hành trái phiếu quốc tế là thiết
lập điểm chuẩn cho trái phiếu Việt Nam trên thị
trường quốc tế. Mở đường cho các doanh nghiệp
lớn của Việt Nam trực tiếp huy động nguồn vốn
trung và dài hạn bằng ngoại tệ… Việc nhiều nhà
đầu tư lớn tham gia mua trái phiếu Việt Nam sẽ
là điều kiện tốt để tăng tính thanh khoản cho trái
phiếu khi giao dịch trên thị trường thứ cấp, tạo
thuận lợi cho những lần phát hành tiếp theo.
Các đợt phát hành trái phiếu quốc tế tiếp theo
đã mở ra kênh huy động vốn trên thị trường quốc
tế của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam.
Gần 1 tỷ USD thu về trong lần phát hành thứ 2 là
một nguồn thu ngoại tệ bổ sung khi nguồn cung
ngoại tệ trong nước đang tương đối căng thẳng,
do khủng hoảng kinh tế trong và ngoài nước tác
động đến xuất khẩu, kiều hối cũng như thu ngoại
tệ từ du lịch.
Nguồn ngoại tệ thu được trong đợt phát hành
thứ 3 đóng vai trò quan trọng để đảo nợ sắp đến hạn
thanh toán từ hai lần phát hành trước với lãi suất
thấp hơn. Mặt khác, thành công của đợt phát hành
trái phiếu quốc tế lần này đã giúp Việt Nam thiết
lập mức lãi suất chuẩn thấp hơn nhiều so với trước
đây, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
Việt Nam huy động vốn trên thị trường quốc tế với
lãi suất hợp lý hơn.
Bên cạnh những thành công còn tồn tại nhiều bất
cập. Trong đó, yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp đến phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ
là xếp hạng hệ số tín nhiệm quốc gia bởi lãi suất cố
định của trái phiếu quốc tế một quốc gia thường
được tính bằng lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cùng
thời hạn cộng với một biên độ. Hệ số tín nhiệm quốc
gia sẽ quyết định biên độ này nhiều hay ít, trong
khi hệ số tín nhiệm của Việt Nam vẫn còn đang ở
mức thấp. Để từng bước cải thiện và nâng cao hệ
số tín nhiệm quốc gia đòi hỏi Chính phủ phải có
những giải pháp vĩ mô đồng bộ và triển khai thực
hiện trong một thời gian dài…
Như vậy, phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị
trường quốc tế là một kênh huy động vốn hữu hiệu với
nền kinh tế các nước đang phát triển. Nguồn vốn huy
động được sẽ đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát
triển của Chính phủ. Tuy nhiên, nếu không quản lý và
sử dụng hiệu quả sẽ gây ra những tác động ngược, tiêu
cực và ảnh hưởng tới an ninh tài chính quốc gia. Do
vậy, vấn đề hết sức quan trọng đó là quản lý phân bổ
và tính hiệu quả sử dụng của các khoản vay này.
Đợt chào bán trái phiếu lần này diễn ra vào lúc
1 giờ chiều ngày 6/11/2014 (giờ San Francisco Mỹ)
(tức ngày 7/11/2014 giờ Việt Nam), đồng thời với
giao dịch hoán đổi hai trái phiếu chính phủ đã
phát hành ra thị trường vốn quốc tế trước đó với
hạn thanh toán vào năm 2016 và 2020. Tổng khối
lượng phát hành là 1 tỷ USD theo phương thức
144A/ điều khoản S, tương tự như 2 đợt phát hành
trước đó. Tổng giá trị đăng ký mua trái phiếu của
Chính phủ trong đợt chào bán này lên đến hơn
10,6 tỷ USD, gấp hơn 10 lần so với lượng chào bán
ra. Tư vấn bảo lãnh cho đợt phát hành trái phiếu
và giao dịch hoán đổi/mua lại các trái phiếu cũ
lần này là các ngân hàng Deusche Bank, HSBC
và Standard Chartered Bank. HSBC là ngân hàng
thanh toán và phân phối trái phiếu.
Trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam
đạt mức lãi suất cố định 4,8%/năm (mức dự kiến
là 5,125%/năm). Đây là mức lãi suất thấp nhất so
với hai đợt phát hành trước đó (lãi suất trái phiếu
phát hành là 6,875%/năm năm 2005 và 6,755%/năm
năm 2010).
Trong 437 nhà đầu tư quốc tế tham gia đăng ký
mua trái phiếu, có 17% nhà đầu tư châu Á, 28% nhà
đầu tư từ châu Âu và 55% nhà đầu tư đến từ châu
Mỹ. Nếu phân theo đối tượng các nhà đầu tư, có
84% nhà đầu tư là các công ty quản lý quỹ đầu tư,
12% nhà đầu tư là các ngân hàng và 4% nhà đầu tư
là các công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí.
Tổng mệnh giá đăng ký hoán đổi lại trái phiếu
đã phát hành được chấp nhận mua lại là 726.626.000
USD, trong đó mua lại 436.452.000 USD trái phiếu
phát hành năm 2005 và 290.171.000 USD trái phiếu
phát hành năm 2010. Việc hoán đổi này góp phần
tích cực cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài thời
hạn vay nợ và giảm đáng kể áp lực về nghĩa vụ trả
nợ trong giai đoạn này.
Vài đánh giá về các đợt phát hành trái phiếu
quốc tế
Nhìn chung, các đợt phát hành trái phiếu quốc
tế của Chính phủ Việt Nam đều có những thành
công nhất định. Ngay lần phát hành đầu tiên,
hầu hết giới truyền thông, chuyên gia kinh tế -
tài chính và các nhà đầu tư nước ngoài đều cho
ĐẶC ĐIỂM TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Ngày phát hành
7/11/2014
Khối lượng phát hành
1 tỷ USD
Thời hạn (năm)
10
Lãi suất cố định (% /năm)
4,8
Nguồn: Bộ Tài chính