TCTC ky 1 thang 7-2016 - page 47

49
một sắc thuế quan trọng trong hệ thống chính sách
thu NSNN.
Từ khi áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam đến nay,
dịch vụ tài chính (DVTC) thuộc đối tượng không
chịu thuế GTGT. Quy định này không chỉ làm cho
danh mục nhóm hàng hóa không thuộc diện chịu
thuế GTGT rộng, khiến cho công tác quản lý phức
tạp mà còn không đảm bảo nguyên tắc công bằng,
vì nhiều hàng hóa trung gian khác là đầu vào của
sản xuất vẫn thuộc đối tượng chịu thuế tiêu dùng.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng thuế
giá trị gia tăng đối với dịch vụ tài chính
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế thấy rằng,
nhiều nước áp dụng chính sách thuế có tính chất
tương tự thuế GTGT đối với DVTC và không cho
phép khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Về bản chất,
thuế đối với DVTC ở các nước là thuế doanh thu.
Trung Quốc
áp dụng thuế kinh doanh đối với nhà
cung cấp dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm và
dịch vụ chuyển nhượng tài sản vô hình với mức thuế
suất 5%. Cơ sở tính thuế kinh doanh là doanh thu
của người nộp thuế. Trung Quốc đang có kế hoạch
chuyển DVTC sang đối tượng chịu thuế GTGT với
mức thuế suất 11%. Tuy nhiên, khi áp dụng thuế
GTGT đối với DVTC thì người nộp thuế được khấu
trừ thuế GTGT đầu vào (người nộp thuế kinh doanh
đối với DVTC tính trên doanh thu nên không được
khấu trừ thuế đầu vào). Để thực hiện cải cách này,
Trung Quốc đẩy mạnh cải cách công tác quản lý
thuế, đặc biệt là quản lý hóa đơn thuế GTGT nhằm
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
KINHNGHIỆMQUỐCTẾVỀÁPDỤNGTHUẾGIÁTRỊGIATĂNG
ĐỐI VỚI DỊCHVỤTÀI CHÍNH
TS. LÊ QUANG THUẬN
- Vi n Chiến lược và Chính sách Tài chính
Từ khi áp dụng thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam đến nay, dịch vụ tài chính thuộc đối tượng không
chịu thuế giá trị gia tăng. Cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc
tế ngày càng sâu rộng thì thị trường dịch vụ tài chính sẽ ngày càng phát triển, nhiều loại hình dịch
vụ tài chính sẽ xuất hiện và các hình thức giao dịch cũng ngày càng đa dạng. Vì vậy, việc thu thuế
tiêu dùng đối với dịch vụ tài chính là cần thiết nhằm đảm bảo tính công bằng của chính sách thuế.
Bài viết sẽ điểm qua kinh nghiệm của một số nước về áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ
tài chính và đề xuất một số giải pháp đối với Việt Nam.
Từ khóa: Dịch vụ tài chính, thuế giá trị gia tăng, thuế doanh thu, Kinh tế thị trường, chính sách thuế.
Đôi nét về thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế gián thu
do nhà sản xuất kinh doanh nộp nhưng người tiêu
dùng cuối cùng mới là người chịu thuế GTGT. Xét
về mặt lý thuyết, thuế GTGT đánh theo tỷ lệ phần
trăm trên phần GTGT mới được sản xuất ra trong các
khâu của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Trong thực tế, việc xác định giá trị mới tăng trong sản
xuất và lưu thông hàng hoá là không đơn giản. Về cơ
bản, có hai phương pháp tính thuế GTGT: (i) Phương
pháp khấu trừ; (ii) Phương pháp trực tiếp.
Phương pháp khấu trừ: Định kỳ nộp thuế, người
nộp thuế khai và tính thuế GTGT bằng cách lấy tổng
số thuế GTGT đầu ra thu được khi bán hàng trừ đi
tổng số thuế GTGT đầu vào phải trả khi mua hàng.
Nếu kết quả là một số dương thì đó chính là số thuế
GTGT phải nộp ngân sách nhà nước (NSNN) trong
tháng đó. Nếu kết quả là một số âm thì được chuyển
bù trừ vào số thuế GTGT phải nộp của kỳ sau hoặc
đề nghị cơ quan thuế hoàn lại.
Phương pháp trực tiếp: Định kỳ nộp thuế, người
nộp thuế xác định số GTGT do cơ sở kinh doanh tạo
ra và nhân với thuế suất thuế GTGT để xác định số
thuế GTGT phải nộp NSNN.
Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia trên thế giới áp
dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Chính sách thuế GTGT được áp dụng ở Việt
Nam từ ngày 01/01/1999, thay thế cho thuế doanh
thu. Chính sách thuế GTGT ở Việt Nam đã trải qua
nhiều lần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và trở thành
1...,37,38,39,40,41,42,43,44,45,46 48,49,50,51,52,53,54,55,56,57,...90
Powered by FlippingBook