55
tăng nguồn thu cho ngân sách. Chi tiêu NSNN được
cơ cấu lại theo hướng tiếp tục xóa bỏ bao cấp, tăng chi
đầu tư phát triển, chi cho xóa đói giảm nghèo, giáo
dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế… Thu hút
thêm nguồn lực của dân thông qua việc xã hội hóa
một số mặt hoạt động kinh tế, xã hội, nhờ đó nhiều
nhu cầu chi đã được đáp ứng tốt hơn. Bội chi NSNN
cũng đã được kiểm soát ở mức hợp lý.
Nhờ đó, kinh tế Việt Nam thời gian qua đã
đạt được những kết quả khá quan trọng. Tăng
trưởng kinh tế liên tục đạt ở mức khá, lạm phát ở
mức thấp, tỷ trọng xuất khẩu cao. Việc tham gia
vào hàng loạt hiệp định thương mại tự do, hoàn
tất đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam - EU (EVFTA) cũng trở thành nền tảng quan
trọng để Việt Nam tham gia sân chơi chung toàn
cầu. Quan hệ đối tác giữa Bộ Tài chính và các nhà
tài trợ quốc tế, các đối tác phát triển trong lĩnh vực
cải cách quản lý tài chính công ngày càng đi vào
thực chất và hiệu quả trên cơ sở hiểu biết và tin
cậy lẫn nhau.
Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực đổi mới trên,
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong
đó, sự phục hồi chậm của kinh tế trong khu vực
cũng như thế giới, giá dầu ở mức thấp, hạn hán
thiên tai kéo dài… đã ảnh hưởng không nhỏ đến
sự phát triển kinh tế. Bên cạnh quyết tâm tái cơ cấu
nền kinh tế được kỳ vọng mang lại kết quả trong
T
ài chính công là một phạm trù gắn với các
hoạt động thu và chi bằng tiền của nhà
nước, phản ánh hệ thống các quan hệ kinh
tế dưới hình thức giá trị trong quá trình hình thành
và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm
phục vụ việc thực hiện những chức năng vốn có
của nhà nước đối với xã hội (không vì mục tiêu
thu lợi nhuận). Nội dung của tài chính công bao
gồm: Ngân sách nhà nước (NSNN) từ Trung ương
đến địa phương; dự trữ nhà nước; tín dụng nhà
nước; ngân hàng nhà nước; tài chính của các cơ
quan hành chính nhà nước; tài chính của các đơn
vị sự nghiệp nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước.
Trong đó, NSNN được xem là bộ phận quan trọng
nhất, chi phối đến các thành tố khác…
Ở nước ta, việc đổi mới quản lý tài chính công
được bắt đầu nghiên cứu từ giữa năm 1980. Cụ thể
là quá trình cải cách kinh tế ở nước ta bắt đầu vào
khoảng cuối năm 1986, khi hàng loạt chương trình
đổi mới kinh tế được triển khai thực hiện. Kể từ đó
đến nay, Chính phủ đã chủ trương thi hành một
chính sách tài chính công lành mạnh nhằm đảm
bảo phân phối các nguồn lực khan hiếm một cách
hiệu quả, nhất là để theo đuổi các mục tiêu phát
triển lành mạnh, công bằng, ổn định và bền vững.
Những nămgần đây, NSNN bước đầu được cơ cấu
lại một cách mạnh mẽ theo hướng tích cực và hiệu
quả hơn. Việc cải cách thuế và triển khai Luật NSNN
đã góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển,
THÚC ĐẨY VAI TRÒTÀI CHÍNH CÔNG
TRONGNỀNKINHTẾ THỊ TRƯỜNG
ThS. PHẠM THỊ KIM THÀNH
Tài chính công – một trong ba trụ cột của hệ thống quản trị quốc gia, đóng vai trò quan trọng
trong thúc đẩy tăng trưởng và phát triển thông qua cung cấp các hàng hóa công cộng, khắc phục
các khiếm khuyết của thị trường, khuyến khích tiết kiệm đầu tư, nâng cao đời sống và giảm bất
công bằng xã hội. Vì vậy, chính sách tài chính công nói chung, hay chính sách thu – chi ngân sách
nhà nước, cũng như cơ chế quản lý nói riêng luôn là mối quan tâm trong nghiên cứu cải cách kinh
tế ở hầu hết các quốc gia, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Những kết quả bước đầu của cải cách tài
chính công ở Việt Nam thời gian gần đây đang đặt ra yêu cầu cần phải tiếp tục cải cách mạnh mẽ
hơn nữa. Một nền tài chính công lành mạnh sẽ bảo đảm an toàn tài chính quốc gia cũng như khai
thác và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất.
•
Từ khóa: Tài chính công, cải cách, cạnh tranh, đầu tư, kinh doanh.
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC