TCTC ky 1 thang 7-2016 - page 54

56
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
chính của khu vực công đa phần là do NSNN đảm
nhận, có đặc điểm không hoàn trả trực tiếp, không có
tính chất ngang giá, lại có phạm vi rộng, khối lượng
chi lớn. Thực tế của các nước cho thấy, các khoản chi
này hiệu quả thấp, lãng phí còn lớn. Do đó, cần coi
trọng và thực hiện bằng được mục tiêu tiết kiệm và
hiệu quả các khoản chi của khu vực công trong quá
trình cải cách, đổi mới tài chính công.
Thứ hai,
cải cách, đổi mới tài chính công phải
hướng tới mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc
cải cách hành chính nhà nước, bảo đảm cho bộ máy
hành chính hoạt động tốt hơn, chuyên nghiệp hơn,
điều hành có hiệu quả hơn hoạt động kinh tế – xã hội
của đất nước. Hoạt động của tài chính công không
chỉ có tác dụng cung cấp nguồn lực tài chính cho bộ
máy công quyền hoạt động, mà điều quan trọng là
phải thông qua hoạt động tài chính công để có tác
động mạnh mẽ đến việc điều chỉnh tổ chức và tính
hiệu quả của hoạt động bộ máy. Vì vậy, gắn việc cải
cách đổi mới tài chính công với bộ máy trong sạch
vững mạnh được coi là một trong những mục tiêu
quan trọng của cải cách, đổi mới tài chính công.
Thứ ba,
thông qua cải cách, đổi mới hoạt động
tài chính công phải bảo đảm cho việc sản xuất và
cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng công bằng và
hiệu quả hơn. Hầu hết việc sản xuất và cung cấp
hàng hóa dịch vụ công cộng đều do bộ máy công
quyền từ trung ương đến địa phương đảm nhận.
Nếu bộ máy công quyền thiếu trung thực, không
minh bạch, nạn tham nhũng diễn ra tràn lan, thì
việc sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ công
cộng khó đạt được yêu cầu công bằng và hiệu quả.
Do đó, vấn đề đặt ra là việc cải cách, đổi mới hoạt
động tài chính công phải hướng vào mục tiêu bảo
đảm công bằng và hiệu quả.
Thứ tư,
đối với thu – chi NSNN nội dung đổi
mới bao gồm đổi mới chính sách, cơ chế, quy trình
làm thay đổi căn bản cách thức thu – chi NSNN,
bảo đảm NSNN thực sự là công cụ điều tiết vĩ mô
của Nhà nước.
Thứ năm,
đối với tài chính của các cơ quan công
quyền và các đơn vị sự nghiệp công lập, nội dung
đổi mới là tập trung nâng cao quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm gắn việc đổi mới với công cuộc
cải cách hành chính và việc cung cấp hàng hóa,
dịch vụ công cộng công bằng và hiệu quả…
Tài liệu tham khảo:
1. TS. Trần Văn Giao, Cải cách tài chính công ở Vi t Nam hi n nay;
2. Cấn Quang Tuấn, Cải cách tài chính công: Thực trạng và giải pháp;
3.
-
lai-ngan-sach-de-dam-bao-an-toan-tai-chinh-quoc-gia-32329.aspx.
dài hạn, thì thực tế trong ngắn hạn lại phát sinh
một số ảnh hưởng, gia tăng bội chi ngân sách, tăng
tỷ lệ nợ công; cam kết hội nhập làm ảnh hưởng tới
nguồn thu ngân sách...
Hiện nay, tỷ trọng chi đầu tư công ở Việt Nam
đang có xu hướng giảm dần theo sự dịch chuyển
trong cơ cấu đầu tư công giữa Trung ương và địa
phương, do mức độ phân cấp ngày càng tăng. Việc
đầu tư của Trung ương giảm sẽ ảnh hưởng đến
việc tập trung nguồn lực để thực hiện các dự án
mục tiêu quan trọng quốc gia, đặc biệt trong bối
cảnh sự phối hợp vùng còn hạn chế. Bên cạnh đó,
tỷ trọng đầu tư của địa phương cao có thể dẫn đến
đầu tư dàn trải và giảm hiệu suất đầu tư.
Vấn đề quan tâm nhất của Việt Nam hiện nay là
phải cơ cấu lại ngân sách nhằm động viên hợp lý
nguồn lực, đảm bảo hợp lý chi thường xuyên, trả
nợ, tăng cường quản lý nợ công, giảm mức bội chi
trong giai đoạn 2016-2020, từ đó đảm bảo an toàn tài
chính quốc gia. Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả chi
tiêu công cần cải thiện năng lực phối hợp vùng; tập
trung nâng cao hiệu suất và sắp xếp lại nguồn lực
trong lĩnh vực tài chính; gắn kết tốt hơn giữa chi sự
nghiệp với chi đầu tư, đặc biệt trong giao thông và
nông nghiệp để kéo dài vòng đời đầu tư. Cụ thể, cần
nghiên cứu cơ chế để các địa phương nghèo nâng
cao khả năng huy động thu và giảm phụ thuộc vào
số bổ sung từ ngân sách trung ương thông qua cơ
chế phân chia nguồn thu công bằng, minh bạch.
Khuyến nghị của giới chuyên gia cũng cho rằng,
để tăng cường mức độ toàn diện và minh bạch của
ngân sách, cần đảm bảo nhất quán từ khâu dự toán
đến quyết toán cho cả chi thường xuyên lẫn chi đầu
tư; hợp nhất dữ liệu kế toán của các đơn vị khu vực
công trong báo cáo tài chính hợp nhất của Chính
phủ, để tạo ra bức tranh toàn diện về hoạt động
của khu vực công. Theo đó, cần có cơ chế tăng
cường trách nhiệm giải trình và báo cáo theo hiệu
quả hoạt động; từng bước triển khai lập ngân sách
theo đầu ra tại các cơ quan, đơn vị phù hợp.
Tuy nhiên, cải cách phải phù hợp với yêu cầu
mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đòi hỏi đặt ra
với Việt Nam phải có những cải cách về mặt hành
chính, trong đó có cải cách tài chính công sao cho
phù hợp với những quy định và cam kết quốc tế,
bảo đảm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về
kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp và của nền kinh tế. Vì vậy, mục tiêu
cải cách tài chính công trong thời gian tới cũng cần
quan tâm tới những nội dung sau:
Thứ nhất,
bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả các khoản
chi tài chính của khu vực công. Các khoản chi tài
1...,44,45,46,47,48,49,50,51,52,53 55,56,57,58,59,60,61,62,63,64,...90
Powered by FlippingBook