72
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
giúp nền kinh tế tránh được các cú sốc bên ngoài, tạo
điều kiện tăng dự trữ ngoại hối.
- Phối hợp đồng bộ giữa chính sách tiền tệ và chính
sách tài khóa:
Để phối hợp đồng bộ 2 chính sách một cách hiệu
quả nhất trong thực hiện mục tiêu ổn định giá cả và
tăng trưởng kinh tế, ổn định khu vực tài chính nói
riêng và ổn định kinh tế vĩ mô nói chung, cần thực
hiện những giải pháp sau:
(i) Cần có hội đồng chính sách tiền tệ quốc gia chịu
trách nhiệmhoạch định chính sách cho Chính phủ chứ
không giữ vai trò tư vấn như hiện nay.
(ii) Để có thể thực hiện chính sách tiền tệ lạm phát
mục tiêu trong tương lai, cần nâng cao tính độc lập của
NHNN trong việc thực thi chính sách tiền tệ. NHNN
phải được trao đầy đủ thẩm quyền trong việc lựa chọn
các công cụ điều hành chính sách tiền tệ một cách linh
hoạt và phù hợp nhất cũng như kiểm soát tất cả các
công cụ có ảnh hưởng tới các mục tiêu của chính sách
tiền tệ mà không cần phải thông qua Chính phủ.
(iii) Cần thiết lập cơ chế cung cấp, trao đổi thông tin
thường xuyên, tin cậy giữa các đơn vị chức năng của
các cơ quan liên quan để kịp thời nắm bắt.
Thứ tư,
nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài
Về khía cạnh kỹ thuật, cần tính toán chính xác nhu
cầu vay mượn để bù đắp chênh lệch giữa tiết kiệm và
đầu tư, thâm hụt cán cân vãng lai và thâm hụt ngân
sách; tăng cường khả năng hoàn trả nợ nước ngoài.
Về khía cạnh thể chế, cần tiếp tục hoàn thiện sắp xếp
thể chế trên cơ sở xây dựng cơ chế quản lý nợ nước
ngoài tập trung về mặt quản lý thông tin. Cụ thể là nên
thành lập một cơ quan chuyên trách về nợ nước ngoài
tập trung chức năng, nhiệm vụ và có đủ thẩm quyền
về quản lý nợ nước ngoài.
Thứ năm,
nâng cao hiệu quả quản lý dòng vốn
Để nâng cao hiệu quả quản lý dòng vốn và ứng
phó với dòng lưu chuyển vốn, cần phải thực hiện
thành công các giải pháp về điều hành chính sách vĩ
mô; đồng thời, áp dụng cơ chế linh hoạt tỷ giá, coi tỷ
giá là công cụ chứ không phải là mục tiêu của chính
sách tiền tệ. Bên cạnh đó, sử dụng các giải pháp trung
hòa dòng vốn chảy vào hoặc áp dụng các biện pháp
hành chính để kiểm soát các giao dịch vốn; tăng cường
dự trữ ngoại hối nhằm nâng cao khả năng phòng vệ
tài chính của nền kinh tế.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo tài chính của 41 NHTMVi t Nam trong giai đoạn 2010-2014;
2. Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước 2014;
3. Ishii, I. and Habermeier, K. (2002), Capital Account Liberalization and Financial
Sector Stability, IMF;
4. Nguyễn Đức Thành (2015), Báo cáo thường niên kinh tế Vi t Nam2015.
NHTM cổ phần nhỏ thành ngân hàng quy mô lớn để
phát huy được lợi ích kinh tế.
- Tiếp tục xử lý nợ xấu trên cơ sở cần có khuôn khổ
pháp lý điều tiết hoạt động này; hoàn tất thủ tục pháp
lý tài sản bảo đảm; xây dựng hệ thống thông tin minh
bạch; xây dựng thị trường mua bán nợ.
- Nâng cao năng lực quản trị ngân hàng trên cơ
sở tách bạch rõ và thực hiện đầy đủ hai chức năng
là quản trị điều hành và quản lý kinh doanh giữa hội
đồng quản trị và ban điều hành.
- Tăng tính thanh khoản cho các NHTM Việt Nam
thông qua việc thực hiện thành công giải pháp tăng
vốn chủ sở hữu, nâng cao chất lượng tín dụng.
Thứ hai,
hoàn thiện hệ thống giám sát khu vực tài
chính Việt Nam.
Để có thể tiếp tục hoàn thiện và nâng cao năng lực
giám sát khu vực tài chính cần đồng thời triển khai
2 giải pháp sau: (i) Song song với việc hoàn thiện hệ
thống kế toán - kiểm toán theo chuẩn mực quốc tế,
cần tiếp tục hoàn thiện giám sát tuân thủ, chuyển dần
sang giám sát rủi ro, giám sát an toàn vĩ mô; (ii) Trong
dài hạn cần xem xét chuyển từ mô hình giám sát theo
chức năng hiện nay sang mô hình giám sát hợp nhất.
Thứ ba,
ổn định kinh tế vĩ mô
Để tiếp tục tăng cường và ổn định kinh tế vĩ
mô, cần tiếp tục đổi mới việc thực hiện các chính
sách vĩ mô.
- Về chính sách tài khóa:
(i) Cần xây dựng một chuẩn mực thâm hụt ngân
sách và nợ công theo thông lệ quốc tế; minh bạch
hóa thông tin về tình hình thực hiện các kỷ luật tài
khóa thông qua các báo cáo định kỳ thường xuyên
và cập nhật.
Hệ thống thuế cần được cải cách, đảm bảo các tiêu
chí tạo nguồn thu bền vững, hiệu quả, công bằng và
minh bạch. Hiện nay, có 3 loại thuế mà Việt Nam có
thể kỳ vọng tăng thu trong tương lai là thuế thu nhập
cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bất động sản.
(ii) Cần cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo
hương: Đối với chi thường xuyên, quan ly chăt cac
khoan chi, tinh giam biên chê, tiêt kiêm chi mua săm,
giam tôi đa hôi nghi, hôi thao, đi công tac nươc ngoai;
đối với chi đầu tư, chỉ nên đầu tư vào những lĩnh vực
mà khu vực tư nhân không làm được hoặc chưa có
điều kiện làm nhưng có vai trò quan trọng đối với
phát triển kinh tế - xã hội.
- Về chính sách tiền tệ:
Sự thành công trong điều hành chính sách tiền tệ
trong thời gian qua đã tạo ra một môi trường lạm phát
thấp. Môi trường lạm phát thấp là cơ hội để Việt Nam
dần chuyển sang thực hiện chính sách tiền tệ lạm phát
mục tiêu; đồng thời, cho phép tỷ giá linh hoạt hơn để