TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
35
biên độ từ 20% đến 60%. Những DN có cấu trúc
tài chính theo giá trị thị trường cao như BCC, BTS,
HVX, QNC, SDY, TBX, YBC cần điều chỉnh về mức
trung bình của Ngành (60% nợ vay và 40% vốn cổ
phần). Đối với TXM, cần thực hiện đa dạng hóa
nguồn tài trợ, các nguồn tài trợ từ vay nợ nên được
sử dụng. Thực hiện vay nợ nhằm nâng hệ số nợ
theo giá trị thị trường lên mức 30%. Các DN còn lại
cần tiếp tục hạ thấp hệ số nợ xuống gần với mức
cấu trúc tài chính tối ưu.
Ba là,
định kỳ thực hiện phân tích lại chính sách
về cấu trúc tài chính.
Cấu trúc tài chính tối ưu được xây dựng dựa
trên số liệu quá khứ và tại thời điểm cuối năm 2014.
Do đó, khi có những thay đổi trọng yếu trong hoạt
động kinh doanh và quản trị tài chính thì cần thực
hiện phân tích lại chính sách cấu trúc tài chính của
DN. Những thay đổi trọng yếu cần quan tâm đó là:
+ Hiệu quả kinh doanh:
Khi có sự thay đổi quan
trọng về hiệu quả kinh doanh như doanh thu tăng
lên, giá thành giảm xuống sẽ làm gia tăng tỷ suất
sinh lời kinh tế của tài sản (BEP). Khi BEP lớn hơn
chi phí sử dụng vốn vay thì đòn bẩy tài chính
khuyếch đại dương. Việc gia tăng nợ vay sẽ làm
gia tăng lợi ích cho chủ sở hữu. Ngược lại, khi khả
năng sinh lời giảm sút, DN cần giảm hệ số nợ nhằm
đảm bảo khả năng thanh toán, đảm bảo quyền lợi
cho các cổ đông.
+ Chính sách thuế thu nhập DN:
Việc sử dụng nợ
vay sẽ đem lại cho DN lợi ích từ tấm chắn thuế.
Khi thuế suất thuế thu nhập DN giảm đi thì lợi ích
này cũng giảm theo. Trong năm 2013, chính sách
thuế thu nhập DN tại Việt Nam đã có sự thay đổi
giảm từ 25% xuống còn 22% hoặc 20%. Vì vậy, lợi
ích từ tấm chắn thuế đã giảm sút, DN cần thực
hiện phân tích lại chính sách cấu trúc tài chính
mục tiêu.
+ Chính sách đầu tư:
DN ngành xi măng có đặc
điểm cần sự đầu tư lớn vào tài sản cố định, sử
dụng công nghệ tiên tiến với mức độ tự động
hóa cao, tiết kiệm tối đa nguyên liệu, năng lượng
trong sản xuất. Đến cuối năm 2015 hoàn thành
chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng từ lò
đứng sang lò quay. Do đó, nhu cầu về vốn đầu
tư dài hạn là rất lớn. Việc đa dạng hóa nguồn tài
trợ, đặc biệt là nguồn tài trợ dài hạn như vốn vay
dài hạn, vốn chủ sở hữu là rất cần thiết. Chính
sách đầu tư thay đổi sẽ tác động rất lớn đến rủi
ro kinh doanh, chi phí sử dụng vốn và cấu trúc
tài chính mới của DN. Điều chỉnh cấu trúc tài
chính phù hợp hơn với chính sách đầu tư của DN
cũng là việc làm cần thiết.
thanh toán tức thời rất thấp, nhỏ hơn 0,2 lần. Điều
này cho thấy, DN xi măng niêm yết có sở hữu Nhà
nước dưới 50% vốn điều lệ gần như mất khả năng
thanh toán nợ tới hạn.
Kết luận và khuyến nghị
Qua phân tích trên có thể thấy rằng, có mối
quan hệ rõ ràng giữa cấu trúc tài chính với rủi ro
tài chính của DN xi măng niêm yết. Duy trì cấu
trúc tài chính với hệ số nợ phải trả trên 60% đã làm
gia tăng rủi ro tài chính, mất sự cân bằng tài chính,
khả năng thanh toán suy giảm và ở mức rất thấp,
đe dọa sự tồn tại của DN. Nhằm đảm bảo phần vốn
đã góp, Nhà nước cần đưa các DN xi măng này vào
diện giám sát đặc biệt. Đẩy mạnh quá trình tái cấu
trúc tài chính đối với DN xi măng niêm yết với các
giải pháp cụ thể sau:
Một là,
thực hiện tái cấu trúc tài chính theo
hướng tăng cường nguồn vốn dài hạn, nguồn vốn
chủ sở hữu.
- Đối với nguồn vốn chủ sở hữu:
Để gia tăng nguồn
vốn chủ sở hữu, tăng cường độ vững mạnh tài chính
các DN xi măng cần thực hiện tăng cường nguồn
vốn từ phần lợi nhuận giữ lại; thực hiện chính sách
nhằm gia tăng lợi nhuận, thực hiện các giải pháp
tăng doanh thu và giải pháp giảm chi phí, hạ giá
thành sản phẩm. Đa dạng các phương thức huy
động vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu
thường hay cổ phiếu ưu đãi thông qua các phương
thức như phát hành cổ phiếu bổ sung, phát hành
thông qua phương thức cấn trừ nợ.
- Đối với nợ vay dài hạn:
Trong thời gian tới, khi
triển vọng nền kinh tế phục hồi, khả năng tiêu
thụ xi măng đang có dấu hiệu tăng trở lại, nhiều
ngân hàng thương mại đang và sẽ tiếp tục “bơm
vốn”cho các DN xi măng để tiếp tục thực hiện các
dự án đầu tư mới. Những DN xi măng có khả năng
tài chính và nền tảng hoạt động tốt sẽ dễ dàng tiếp
cận nguồn vốn tín dụng dài hạn của ngân hàng
thương mại. Tận dụng thời cơ này để huy động
vốn thực hiện các dự án cải tạo và mở rộng năng
lực sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết đối với
DN xi măng. Ngoài ra, DN ngành xi măng nên xem
xét và lựa chọn phương thức vay nợ dài hạn thông
qua phương thức phát hành trái phiếu DN hoặc
thuê tài chính.
Hai là,
định hướng cấu trúc tài chính mục tiêu.
Trong dài hạn, DN ngành xi măng cần thực hiện
định hướng việc điều chỉnh cấu trúc tài chính theo
giá trị thị trường về gần mức cấu trúc tài chính tối
ưu (20% nợ vay và 80% vốn cổ phần). Trong ngắn
hạn, cần duy trì một số cấu trúc tài chính trong