Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 5-2016 - page 53

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
55
trường hợp cụ thể như: (i) Khi giá của thị trường hợp
đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn nếu vượt
quá giá của chỉ số cổ phiếu cơ sở thì dừng giao dịch
tạm thời 15 phút. (ii) Khi chỉ số TOPIX dao động
ngoài khoảng cho phép thì hạn chế giao dịch TOPIX
đối với những tài khoản đồng sở hữu của các tổ chức
kinh doanh chứng khoán. (iii) Tham gia giao dịch
mua bán TOPIX khi đó các đối tượng giao dịch phải
có báo cáo hàng ngày về việc thay đổi vị trí khi tham
gia giao dịch.
Những khuyến nghị cho Việt Nam
Trải qua hơn 16 năm hình thành và phát triển,
quy mô TTCK hiện vẫn còn khá khiêm tốn so với
các nước trong khu vực và thế giới. So với giá trị
vốn hoá toàn thế giới, TTCK Việt Nam chỉ tương
đương 0,09%. Quy mô thị trường vốn so với nền
kinh tế của Việt Nam cũng nằm trong nhóm thấp
nhất, với tỷ số thị trường vốn so với GDP đạt
33,7%. Việc chưa phát triển TTCK phái sinh khiến
cho TTCK Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn trong
mắt NĐT trong và ngoài nước khi họ thiếu đi công
cụ phòng ngừa và thiếu các sản phẩm để đa dạng
hóa đầu tư. Tại các quốc gia trên thế giới, TTCK
phái sinh tuy ra đời muộn nhưng lại có doanh số
giao dịch cao như ở châu Âu doanh số hợp đồng
tương lai gấp bốn lần thị trường sơ cấp.
Theo nhận định của các chuyên gia chứng
khoán, phát triển TTCK phái sinh là cấu phần quan
trọng trong việc phát triển TTCK tại Việt Nam bởi:
(i) TTCK phái sinh phản ánh mức độ phát triển sâu
rộng hơn của thị trường và cho thấy xu thế hội nhập
quốc tế; (ii) Chứng khoán phái sinh giúp đa dạng
hóa các công cụ đầu tư hiện có đồng thời cung cấp
công cụ giúp NĐT phòng vệ rủi ro; (iii) Khi TTCK
phát triển sau một khoảng thời gian, hiểu biết của
NĐT đã được nâng cao làm phát sinh nhu cầu giao
dịch các sản phẩm mới. Hơn nữa, TTCK Việt Nam
hiện mới chỉ có các chứng khoán cơ sở thiếu các
công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro và đòn bẩy
lợi nhuận là chứng khoán phái sinh, một số chứng
khoán phái sinh đã tự phát ra đời cũng cần được
quản lý; (iv) Các điều kiện ban đầu cho việc hình
thành TTCK phái sinh như thành viên tham gia thị
trường, công nghệ thông tin, phương thức thanh
toán bù trừ… đã khá đầy đủ. Vì vậy, việc triển khai
TTCK phái sinh là nhu cầu tất yếu, giúp hoàn thiện
cấu trúc của TTCK Việt Nam và nâng cao năng lực
cạnh tranh của thị trường trong nước với các TTCK
khu vực và quốc tế.
Thời gian qua, Bộ Tài chính đã có nhiều hoạt
động nhằm triển khai và vận hành TTCK phái sinh.
tạo thuận lợi cho các NĐT như: Thay thế hệ thống
khớp lệnh tại sản bằng hệ thống giao dịch điện tử
trực tuyến; Miễn yêu cầu về cáo bạch; Giảm bớt các
tiêu chuẩn niêm yết quyền chọn.
Tại Hàn Quốc
Năm 1993 đánh dấu sự kiện quan trọng TTCK
phái sinh Hàn Quốc chính thức ra đời. Tháng
5/1996, lần đầu tiên các công cụ phái sinh và chỉ số
các hợp đồng chứng khoán tương lai (KOSPI 200)
được đưa ra dựa trên việc tính toán chỉ số giá cổ
phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc.
Chỉ sau một tháng hoạt động, thị trường quyền
chọn KOSPI 200 đã cho thấy rõ hiệu quả hoạt động
và sự cần thiết có một thị trường các công cụ phái
sinh chính thức. Nhờ sự thành công khi đưa thị
trường này vào hoạt động, các cơ quan quản lý
ngành chứng khoán Hàn Quốc quyết định đưa
thị trường quyền chọn KOSPI 200 vào hoạt động
tháng 7/1997. Sau đó, vào tháng 4/1999, Sở giao
dịch các hợp đồng tương lai Hàn Quốc (KOFEX)
được thành lập. Ngoài các công cụ phái sinh đang
được giao dịch trên KSE, các sản phẩm quyền chọn
và hợp đồng tài chính tương lai đều được giao dịch
trên KOFEX. Hàng hóa được niêm yết trên Sở này
là: Quyền chọn và hợp đồng tương lai Trái phiếu
kho bạc Hàn Quốc, Hợp đồng tương lai lãi suất Trái
phiếu ổn định tiền tệ và chỉ số tương lai KOSDAQ
50, quyền chọn và hợp đồng tương lai phát hành
với mệnh giá tính bằng USD…
Kinh nghiệm cho thấy, để có được thành công trên:
(i) Hàn Quốc đã xây dựng được một cơ chế pháp lý
chặt chẽ và có các ưu đãi nhất định ban đầu đối với
những thành viên tham gia TTCK, cụ thể là ưu đãi
thuế; (ii) Tạo dựng được một cơ sở hạ tầng hiện đại,
đáp ứng được yêu cầu giao dịch khớp lệnh nhanh
chóng. Chấp nhận giao dịch trực tuyến ngay từ khi
đưa TTCK phái sinh vào hoạt động; (iii) Áp dụng
phương pháp ký quỹ chặt chẽ khi thực hiện các giao
dịch chứng khoán phái sinh nhằm ngăn ngừa rủi ro
thanh khoản, việc ký quỹ được thực hiện dựa trên 2
quy chế là mức ký quỹ ban đầu và ký quỹ duy trì.
Tại Nhật Bản
TTCK phái sinh Nhật Bản với một số đặc điểm
như sản phẩm mang tính phức tạp, đối tượng tham
gia chuyên nghiệp, giao dịch mang tính chất đầu cơ
cao và hám chứa nhiều rủi ro. Do vậy, TTCK phái
sinh phải được theo dõi, điều chỉnh kịp thời và phù
hợp với mục tiêu ổn định thị trường và bảo vệ NĐT,
Sở Giao dịch chứng khoán Tokyo quy định một số
nguyên tắc ứng xử đối với thị trường trong một số
1...,43,44,45,46,47,48,49,50,51,52 54,55,56,57,58,59,60,61,62,63,...94
Powered by FlippingBook