TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
61
được thể hiện tại Hình 2. Với mô hình hoạt
động này, FINDETER đã khuyến khích các
NHTM tham gia cấp vốn cho chính quyền địa
phương thông qua mức lãi suất chiết khấu mà
FINDETER đưa ra. Điểm nổi bật, trong mô hình
hoạt động của FINDETER chính là cơ chế truy
thu đòi nợ. Mặc dù theo mô hình này các NHTM
sẽ gánh chịu toàn bộ rủi ro từ việc cho chính
quyền địa phương vay. Để phòng ngừa rủi ro
và đảm bảo cơ chế truy thu nợ, chính quyền địa
phương phải lập một tài khoản đặc biệt để thực
hiện các khoản thanh toán liên Chính phủ. Các
định chế tài chính cấp một này có quyền chặn
khoản thu của chính quyền địa phương nếu có
khoản nợ vay đến hạn và phải chấp nhận quyền
truy đòi nợ dành cho FINDETER. Do đó, nếu
một ngân hàng tham gia mất khả năng thanh
toán, FINDETER vẫn có thể thu các khoản nợ
đến hạn nhờ cơ chế truy đòi nợ.
Do tính chất phân quyền và phân cấp tài
khóa, chính quyền địa phương được chính
quyền Trung ương cấp bù cho một khoản ngân
sách nhất định. Để bù đắp thiếu hụt ngân sách,
chính quyền địa phương phải dựa vào thị
trường nợ trong nước. Tuy nhiên, Chính phủ
yêu cầu Bộ Tài chính xét duyệt các khoản vay
của chính chính quyền địa phương. Trước khi
xét duyệt khoản vay, Bộ Tài chính thực hiện
phân tích các chỉ số nợ của từng chính quyền
địa phương, do đó, chính quyền địa phương
có thể đủ điều kiện vay tự do nhưng cũng có
thể bị hạn chế vay khi chỉ số nợ bị vi phạm.
Như vậy, rủi ro mà các NHTM gặp phải chính
là khả năng mất thanh toán của chính quyền
địa phương. Trong trường hợp chính quyền địa
phương không thanh toán được các khoản nợ
đến hạn, các NHTM có quyền chặn nguồn cấp
ngân sách từ chính quyền Trung ương cấp cho
chính quyền địa phương thông qua tài khoản
và 10% cổ phần còn lại thuộc sở hữu của các chính
quyền địa phương. Cấp cao nhất của FINDETER
là Hội đồng Quản trị bao gồm sáu thành viên đại
diện cho chính quyền Trung ương và chính quyền
địa phương. Khác với hầu hết các Quỹ Đầu tư phát
triển địa phương khác, FINDETER không cho chính
quyền địa phương vay trực tiếp mà đóng vai trò
như là bên cho vay thứ cấp. Các NHTM trực tiếp
cho chính quyền địa phương vay và được coi như
là bên cho vay cấp 1, sau đó FINDETER lại cho các
NHTM vay lại và do đó FINDETER đóng vai trò
như bên cho vay thứ cấp.
Quy trình vay vốn của chính quyền địa phương
thể hiện ở Hình 1. Trước hết, chính quyền địa
phương muốn vay vốn sẽ phải nộp đơn xin vay đến
một NHTM. NHTM sẽ tiến hành thẩm định khoản
vay dựa trên các hướng dẫn đánh giá tín dụng của
FINDETER và nếu đạt yêu cầu thì khoản vay sẽ được
cấp cho địa phương. Đối với các khoản vay lớn hơn
2,6 triệu USD phải thông qua thủ tục đánh giá như
trên. Nhưng với khoản vay nhỏ hơn 2,6 triệu USD
có thể được xử lý qua hệ thống xử lý tự động. Bằng
cách các ngân hàng cấp 1 chịu trách nhiệm xác nhận
khoản vay đáp ứng các hướng dẫn của FINDETER.
Sau đó, FINDETER mới tiến hành đánh giá đối với
khoản vay đã được phê duyệt. Dựa trên đánh giá
của mình, NHTM tự do quyết định số tiền mà chính
quyền địa phương muốn vay, cách thức giải ngân,
lãi suất và phí, thời gian đáo hạn và thời gian ân hạn
cũng như kỳ trả nợ.
Sau khi NHTM cho chính quyền địa phương
vay, FINDETER sẽ cho các NHTM vay lại toàn bộ
hoặc một phần khoản vay với một mức lãi suất chiết
khấu. Khoản tái cấp vốn nằm trong khoảng từ 50%
- 100%, thời gian lên tới 15 năm, lãi suất chiết khấu
hàng năm có thể được thể hiện bằng tỷ lệ cố định
hoặc tỷ lệ thay đổi.
Mô hình và cơ chế hoạt động của FINDETER
Chính quyền địa
phương
Ngân hàng
thương mại
Cấp vốn
Khung hướng
dẫn của
FINDETER
FINDETER
Thẩm định
Ban hành
Kết thúc
Nộp đơn vay
Cấp vốn theo
lãi suất chiết khấu
Không đạt
Đạt
HÌNH 1: QUY TRÌNH CẤP VỐN GIỮA CÁC BÊN
Nguồn: Tổng hợp c a tác giả
Nguồn
nhà nước
FINDETER
Khoản vay
Nguồn
tư nhân
Ngân hàng
Thương mại
Chính quyền
địa phương
Nguồn thu từ
ngân sách Chính phủ
Khoản vay
Trả nợ
Trả nợ
Khoản vay
chiết khấu
Khoản vay
Trả nợ
Trả nợ
Truy đòi nợ
Nắm quyền
truy đòi nợ
Chặn từ tài khoản đặc biệt
HÌNH 2: MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA FINDETER
Nguồn: Báo cáo Worldbank 2013 và tổng hợp c a tác giả