Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 5-2016 - page 55

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
57
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Chính phủ
Nhật Bản đã áp mức thuế lên tới 778% đối với
các mặt hàng nhập khẩu để bảo hộ ngành sản
xuất trong nước. Hơn nữa, để bảo vệ nông dân
sản xuất ở quy mô nhỏ, Chính phủ Nhật Bản áp
dụng chính sách kiểm soát sản lượng và đẩy giá
gạo lên cao.
Tóm lại, ngược lại với khuynh hướng chung về
tự do hóa thương mại của WTO, sự hỗ trợ trong
nước của người Nhật cho những thay đổi vẫn
còn yếu. Chính phủ Nhật Bản chủ yếu theo đuổi
4 mục tiêu: An ninh lương thực; ổn định xã hội;
hỗ trợ thu nhập; Bảo vệ môi trường. Để đạt được
những mục tiêu này, Nhật Bản đã sử dụng các
công cụ chính sách như: Hỗ trợ giá; hạn chế việc
nhập khẩu hàng nông phẩm; nhà nước kiểm soát
trao đổi mua bán gạo; trợ giá bù lỗ cho các nguyên
liệu đầu vào ngành Nông nghiệp; đầu tư vào hạ
tầng nông nghiệp và nông thôn.
Với việc gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên
Thái Bình Dương (TPP), tuy cạnh tranh giữa
các nước thành viên gia tăng nhưng cơ hội đối
với ngành Nông nghiệp Nhật Bản cũng rất lớn,
đặc biệt là khi thị trường thế giới ngày càng
ưu chuộng nông sản sạch và có chất lượng cao.
Trước tình hình đó, Chính phủ Nhật Bản đã
đưa ra những chiến lược cải cách ngành Nông
nghiệp, đồng thời xem xét nới lỏng các chính
sách bảo hộ, với tham vọng đưa ngành Nông
nghiệp từ chỗ phải phụ thuộc vào trợ cấp Chính
phủ trở thành lĩnh vực có thế mạnh của kinh tế
Nhật Bản trong thời gian tới.
Vài đánh giá về bảo hộ nông nghiệp ở Nhật Bản
Nhìn lại tiến trình cải cách cơ cấu toàn diện
nền kinh tế của Nhật Bản trong những năm qua
có thể thấy, Chính phủ nước này đã đạt những
bước tiến cơ bản. Đặc biệt, nước này đã tập
trung vào cải cách nông nghiệp, trợ giá cho các
mặt hàng nông nghiệp để người nông dân được
hưởng lợi, trong khi những người dân ở khu vực
kinh tế phi nông nghiệp lại phải chịu thiệt thòi.
Để hiện thực hóa được chính sách cải cách nông
nghiệp, Nhật Bản đã cam kết chuyển đổi một số
biện pháp phi thuế quan đối với các hàng nông
sản nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản (như là
hạn chế về số lượng) sang sử dụng các biện pháp
mang tính “thuế hóa”. Theo đó, thuế quan theo
hạn ngạch được áp dụng để đảm bảo một mức
độ tối thiểu nào đó được phép nhập khẩu. Chính
vì vậy, năm 1999, Bộ luật về lương thực, nông
nghiệp và khu vực nông thôn đã được thông
qua với những những cải cách mới trong lĩnh
vực nông nghiệp. Mặc dù mô hình “thuế hóa”
ở nước này được áp dụng từ năm 1999 nhưng
ở các mức rất cao và mang tính chất gián tiếp
ngăn cản nhập khẩu. Tuy nhiên, việc thực hiện
“thuế hóa” cũng tạo ra các mức độ chống lại bảo
hộ có tính nhất quán hơn và nó cung cấp một cơ
sở cho những sự cắt giảm mang tính đa phương
trong tương lai. (Theo TS. Phạm Quý Long, Viện
Nghiên cứu Đông Bắc Á, 2013).
Chẳng hạn, đối với sản phẩm gạo, ngoài một
lượng gạo được miễn thuế theo thỏa thuận với
BÀI HỌC TỪBẢOHỘNÔNGNGHIỆP ỞNHẬT BẢN
TRONGTHỜI KỲ HỘI NHẬP KINHTẾ QUỐC TẾ
NGUYỄN THỊ KHÁNH HỒNG, HOÀNG ANH
- Tham tán Hải quan Việt Nam tại Vương quốc Bỉ
Nhât Ban va Viêt Nam la đai diên cho hai sự “phân tầng” rõ rệt trong tỷ trọng, quy mô và
trình độ phát triển nông nghiêp tại châu A. Từ kinh nghiệm bảo hộ nông nghiệp của Nhật
Bản sẽ rút ra bài học cho Việt Nam, nhằm đánh giá đúng lợi thế cạnh tranh, áp dụng các
biện pháp bảo hộ phi thuế quan, cũng như tận dụng được nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực
này trong bối cảnh hội nhập.
1...,45,46,47,48,49,50,51,52,53,54 56,57,58,59,60,61,62,63,64,65,...94
Powered by FlippingBook