64
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Thông qua việc thực hiện giao dịch theo cả 2 chiều
mua và bán giấy tờ có giá với các TCTD, nghiệp vụ thị
trường mở đã góp phần điều chỉnh kịp thời vốn khả
dụng của các TCTD. Thống kê cho thấy, tổng doanh số
giao dịch theo cả 2 chiều mua và bán tăng mạnh qua
các năm, khối lượng giao dịch qua từng phiên cũng
ngày càng tăng. Tần suất giao dịch tăng từ 10 ngày/
phiên năm 2000 lên 1 tuần/phiên vào năm 2001 và 2
phiên/tuần từ tháng 5/2002 và từ tháng 11/2004 thực
hiện 3 phiên/tuần đến nay NHNN thực hiện giao dịch
hàng ngày. Thời gian thanh toán đã được rút ngắn từ
T+2 (2000) xuống còn T+1 (2001) và T+ 0 (từ năm 2002).
Việc điều hành nghiệp vụ thị trường mở đã ngày càng
mang tính thị trường hơn...
Năm 2007, với xu hướng luồng ngoại tệ đổ vào Việt
Nam tăng mạnh tạo áp lực làm tăng giá VND, công cụ
này được sử dụng chủ yếu nhằm trung hòa lượng tiền
mà NHNN đã cung ứng để mua ngoại tệ, qua đó giảm
bớt áp lực tăng tổng phương tiện thanh toán và tín
dụng đối với nền kinh tế, góp phần kiềm chế lạmphát.
Đặc biệt, trong nửa năm 2008 khi áp lực lạm phát tăng
cao, NHNN thực hiện phát hành tín phiếu bắt buộc kỳ
hạn 364 ngày, tổng khối lượng phát hành là 20.300 tỷ
đồng. Động thái mạnh mẽ của NHNN thể hiện quyết
tâm thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô. Nửa cuối năm 2009, khối lượng chào
mua được đẩy mạnh từ giai đoạn chương trình kích
thích kinh tế của Chính phủ, làm tăng nhu cầu vốn cho
sản xuất kinh doanh. Nếu như năm 2008-2009, kỳ hạn
chào mua giấy tờ có giá chủ yếu là 7 và 14 ngày thì 3
quý đầu năm 2010, do gói hỗ trợ lãi suất 4%đối với các
khoản vay ngắn hạn hết hiệu lực, NHNN có thêm kỳ
hạn chào mua 28 ngày nhằm hỗ trợ thanh khoản cho
TCTD, tạo điều kiện để TCTD giảm lãi suất thị trường,
tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Năm 2015, nghiệp
vụ thị trường mở tiếp tục là công cụ quan trọng trong
điều hành chính sách tiền tệ để điều tiết cung tiền hợp
lý, kiểm soát lạm phát, giữ ổn định tỷ giá…
Tỷ giá
Trong suốt giai đoạn từ 2001 đến 2011, tỷ giá luôn
chịu áp lực tăng, thị trường ngoại hối bất ổn nên tháng
2/2011, NHNN điều chỉnh tăng 9,3% tỷ giá trung tâm,
đồng thời thu hẹp biên độ giao dịch từ +3% xuống
+1%. Sau thời điểm đó, NHNN thực hiện can thiệp
linh hoạt trên thị trường nhằm ổn định tỷ giá để ổn
định kỳ vọng, góp phần giảm đô la hóa, giúp ổn định
tâm lý người dân, DN và NHNN đã thực hiện đúng
cam kết, qua đó góp phần nâng cao uy tín điều hành
tỷ giá của NHNN. Năm 2012 và 2013, NHNN đặt mục
tiêu kiểm soát tỷ giá tăng không quá 2-3%/năm nhằm
kiểm soát kỳ vọng về sự mất giá của VND, tạo điều
TCTD. Từ tháng 8/2003, NHNNđã thay đổi một số quy
định về DTBB như mở rộng diện tiền gửi phải DTBB
từ tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng
lên tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 24 tháng;
cho phép TCTD được tính cả tiền gửi tại các chi nhánh
NHNN là tiền duy trì DTBB.
Tháng 6/2004, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ lệ
DTBB đối với tiền gửi bằng VND và ngoại tệ nhằm tác
động hạn chế khả năng mở rộng tín dụng thông qua
việc hạn chế khả năng tạo tiền, qua đó tác động kiềm
chế lạm phát. Năm 2005, do những biến động trên
thị trường quốc tế, lãi suất trong nước và quốc tế đều
đứng ở mức cao, để duy trì ổn định tiền tệ, góp phần
hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, NHNN đã giữ nguyên cơ
chế và các tỷ lệ DTBB áp dụng đối với các TCTD. Năm
2007, để trung hòa lượng thanh khoản dư thừa trong
hệ thống ngân hàng do dòng ngoại tệ đổ vào mạnh và
thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, NHNN tăng
DTBB đối với các TCTD vào giữa năm 2007, đầu năm
2008 và điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi DTBB. Năm
2008, NHNN cũng mở rộng thêm diện tiền gửi phải
DTBB có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên nhằm nâng cao
hơn nữa khả năng hút tiền về của NHNN.
Năm 2011, NHNN giữ nguyên tỷ lệ DTBB đối với
tiền gửi bằng VND nhằm ổn định thị trường tiền tệ
trong điều kiện nguồn vốn bằng VND của hệ thống
chưa dồi dào. Tuy nhiên, trước tình hình tín dụng
ngoại tệ có xu hướng tăng mạnh do tiền gửi và vay
ngoại tệ nước ngoài tăng cao, tiềm ẩn rủi ro tín dụng
nếu tỷ giá biến động, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ
lệ DTBB 3 lần đối với tiền gửi bằng ngoại tệ, qua đó
kiềm chế tăng trưởng tín dụng ngoại tệ, giảm bớt tình
trạng đô la hóa nền kinh tế. Ngày 04/12/2015, NHNN
ban hành Thông tư 23/2015/TT-NHNN sửa đổi bổ
sung một số điều của Quy chế DTBB đối với TCTD.
Cụ thể, đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt, Thống
đốc NHNN sẽ xem xét quyết định giảm tỷ lệ DTBB
cho đến mức tối thiểu 0%. Đối với TCTD đang thực
hiện phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, TCTD
tham gia cơ cấu lại ngân hàng yếu kém theo chỉ định,
Thống đốc xem xét quyết định giảm tỷ lệ DTBB cụ thể
cho từng TCTD. Động thái điều hành này được đánh
giá là linh hoạt khi tỷ lệ dự trữ được áp dụng dựa trên
“thể trạng” của từng ngân hàng thay vì áp dụng đồng
loạt như trước kia, nhờ đó, một phần số tiền này có thể
được đưa vào lưu thông, góp phần thực hiện mục tiêu
tăng trưởng GDP 6,8% cho năm 2016.
Công cụ nghiệp vụ thị trườngmở
Từ khi bắt đầu khai trương tháng 7/2000, nghiệp vụ
thị trường mở đã không ngừng được hoàn thiện và để
trở thành công cụ điều tiết tiền tệ chủ yếu của NHNN.