TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2016
71
về tài chính, quản trị… do vậy không thu hút các
nhà đầu tư quan tâm.
Sáu là,
công tác hoạt động đầu tư. Hoạt động
đầu tư mới triển khai còn rất chậm và chưa chủ
động, số vốn giải ngân thực tế chưa nhiều. Các dự
án đầu tư hiện nay của SCIC chủ yếu do Chính phủ
chỉ định.
Một số kiếnnghị vềmôhìnhđại diện chủ sởhữu SCIC
Thứ nhất,
cần tiếp tục hoàn thiện thống các văn
bản hướng dẫn quản lý đối với DNNN, tập trung
vào một đầu mối thống nhất quyền đại diện chủ
hữu các DN đã cổ phần hóa chuyển giao về SCIC;
yêu cầu các bộ/ngành/địa phương chuyển giao
DNNN sau CPH phải có nhiệm vụ chuyển về SCIC
theo đúng quy định.
Thứ hai,
trao quyền cho SCIC được trực tiếp
tham gia đầu tư các dự án lớn, trọng điểm của
quốc gia. Với mô hình hoạt động theo Nghị định
151/2013/NĐ- CP, Nghị định 57/2014/NĐ-CP. Định
hướng của SCIC tiếp tục được củng cố với vai trò là
tổ chức kinh tế đặc biệt, có vai trò quan trọng trong
thúc đẩy tái cơ cấu, sắp xếp đổi mới nâng cao hiệu
quả hoạt động của DNNN; đẩy mạnh phương thức
đầu tư vốn nhà nước, từng bước thực hiện thống
nhất quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước tại
DN.
Sau gần 10 năm hoạt động, mô hình quản lý
vốn nhà nước tập trung tại SCIC đã phát huy hiệu
quả nguồn lực của NN tại DN. Tuy nhiên, khó
khăn vướng mắc vẫn còn đặt ra với SCIC trong
quá trình hoạt động, đòi hỏi hành lang pháp lý
cần tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác
quản lý, đầu tư kinh doanh vốn nhà nước. Chính
vì vậy, thời gian tới, Chính phủ cần có quan điểm
rõ ràng hơn đối với mô hình đặc thù của SCIC, thể
hiện qua những chính sách cụ thể.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo tổng kết (2015) của SCIC;
2. Kết luận của Bộ Chính trị (2010) về Báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện
Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 9 (khóa IX) và Nghị quyết đại hội
X của Đảng về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả
DNNN và về Đề án tiếp tục củng cố, phát huy vai trò của SCIC;
3. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 158/2013/TT-BTC ngày 13/11/2013 của
Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính và đánh giá
hiệu quả hoạt động đối với DN do nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn
nhà nước;
4. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 220/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 71/2013/NĐ-CP ngày
11/7/2013 của Chính phủ về vốn đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý
tài chính đối với DN do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
quyết định phương án kinh doanh của DN, thực
hiện quyền yêu cầu cung cấp thông tin và vai trò của
cổ đông nhà nước. Đặc biệt, phát huy vai trò quyền
cổ đông năng động của Nhà nước, thực hiện tái cơ
cấu nâng cao hiệu quả hoạt động và xử lý các tồn tại
của các DN thuộc danh mục quản lý.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá
trình hoạt động, SCIC cũng đã gặp phải một số
vướng mắc, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Cụ
thể như:
Một là,
công tác tiếp nhận chuyển giao. DN thuộc
đối tượng chuyển giao về SCIC chủ yếu là DN quy
mô nhỏ, lại nằm rải rác trên 63 tỉnh, thành còn nhiều
tồn tại vướng mắc về công tác tài chính, trước khi
sắp xếp chuyển đổi chưa được xử lý, nên trong giai
đoạn đầu tổng công ty mất nhiều thời gian và nhân
lực, để giải quyết tồn tại và thực hiện cơ cấu lại DN.
Hai là,
công tác tiếp nhận DN sau cổ phần hóa.
Công tác tiếp nhận chuyển giao các DN cổ phần
hóa tại các bộ/UBND còn chậm, chưa có khung
pháp lý, để yêu cầu UBND tỉnh các bộ chuyển
giao về SCIC thực hiện thống nhất đầu mối đại
diện chủ sở hữu.
Ba là,
việc thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu
vốn nhà nước thông qua ủy quyền người đại diện.
Trách nhiệm, quyền lợi, địa vị pháp lý người đại
diện phần vốn nhà nước tại DN chưa được rõ ràng,
quyền lợi quyền lợi nghĩa vụ của người đại diện
chưa thực sự gắn kết với sự phát triển của DN. Tại
một số DN, việc phối hợp của người đại diện trong
thực hiện quyền cổ đông Nhà nước chưa tốt.
Bốn là,
tính chủ động trong hoạt động đầu tư,
kinh doanh vốn nhà nước. Vốn của SCIC phần lớn
là vốn tiếp nhận từ các DN, nên vốn hoạt động
bằng tiền có thể sử dụng cho đầu tư không nhiều,
trong khi các dự án mà SCIC nghiên cứu đầu tư
chủ yếu thuộc các lĩnh vực chiến lược quan trọng
trong nền kinh tế, lại đòi hỏi nguồn vốn rất lớn.
Cơ chế tài chính cho SCIC vẫn đang được áp dụng
như những DNNN khác, chưa phù hợp với đặc
thù hoạt động của SCIC. Thêm vào đó, thay vì có
thời gian tập trung vào việc áp dụng cơ chế quản lý
mới, tiến hành cơ cấu lại DN, triển khai đầu tư các
dự án mới, thì SCIC phải mất rất nhiều công sức
và thời gian xử lý các vấn đề hậu cổ phần hóa; các
vấn đề tồn tại với quá nhiều DN nhỏ, kinh doanh
kém hiệu quả do do các sở, ban ngành địa phương
và các bộ chuyển về.
Năm là,
công tác bán vốn nhà nước còn chậm, số
lượng DN tiếp nhận đến nay có 80% là DN quy mô
nhỏ, nằm dải rác ở nhiều địa phương, tỷ lệ sở hữu
SCIC thấp, làm ăn không có hiệu quả, nhiều tồn tại