TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2016
73
Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của
DN nói chung còn khó khăn, nợ xấu của hệ thống
ngân hàng ở mức cao chậm được giải quyết; tiến độ
triển khai sắp xếp, tái cơ cấu, CPHDNNN tuy đạt một
số kết quả nhưng còn chậm so với mục tiêu…
Để tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong hoạt
động tái cơ cấu các tập đoàn, TCTNN, SCIC cần quyết
liệt thực hiện mục tiêu trong tổng thể chiến lược phát
triển, gắn bó và đồng hành cùng DN để vốn nhà nước
đầu tư tại DN được bảo toàn và phát triển...
Theo đó, SCIC cần tăng cường kiện toàn mô hình
tổ chức và hoạt động; áp dụng quản trị DN tiên tiến
theo chuẩn mực quốc tế, công khai, minh bạch; kiện
toàn đội ngũ lãnh đạo, quản lý và cán bộ nghiệp vụ
chất lượng cao. Chú trọng công tác kiểm soát, kiểm tra
nội bộ, đảm bảo hoạt động có hiệu quả và bền vững.
Đồng thời, SCIC cần nỗ lực vươn lên, trở thành tập
đoàn tài chính quy mô lớn, nhà đầu tư chiến lược của
Nhà nước đối với nền kinh tế, từng bước vươn ra quốc
tế, thúc đẩy có hiệu quả quá trình tái cơ cấu DNNN,
nâng cao hiệu quả nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng
trưởng, chủ động hội nhập quốc tế thành công.
SCIC cũng cần chú trọng tập trung đầu tư vào các
lĩnh vực then chốt của nền kinh tế và các lĩnh vực mà
khu vực tư nhân không quan tâmhoặc không đủ năng
lực đầu tư; nghiên cứu đầu tư vào những ngành mới
có tính chất chiến lược quốc gia như sản phẩm khoa
học công nghệ mới.
Về thoái vốn tại các DN đang hoạt động hiệu quả,
SCIC cần bám sát các nghị quyết của Trung ương và
quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới, phát
triển DNNN, để đạt lợi ích cao nhất cho Nhà nước và
xã hội, phù hợp với mục tiêu, định hướng hoạt động
đầu tư kinh doanh vốn của SCIC và nhu cầu bổ sung
đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước theo quyết
định của cấp có thẩm quyền.
Để tháo gỡ các vướngmắc hiện nay tại SCIC, Chính
phủ, Bộ Tài chính cần phối hợp giúp đỡ SCIC tiếp tục
rà soát, hoàn thiện chiến lược phát triển SCIC giai đoạn
2016-2020, tầmnhìn đến năm 2030, để trình Thủ tướng
Chính phủ quyết định, làm cơ sở đẩy mạnh thực hiện
Đề án Tái cơ cấu và thoái vốn nhà nước tại DN. Việc
sớm chủ động ban hành quy định tương thích cao với
những luật mới cũng như với thực tiễn đang phát sinh
trong hoạt động của SCIC, sẽ giúp SCIC hoạt động,
thật sự phát huy hết chức năng, khả năng và hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
Tài liệu tham khảo:
1.
;
2.http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/1371-tai-co-cau-do-
anh-nghiep-nha-nuoc-ket-qua-thach-thuc-va-giai-phap.html.
Trong hơn 10 năm qua, hoạt động đầu tư, kinh
doanh của SCIC đã đạt được những kết quả tích cực.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm là 56% (tăng
55 lần so với năm 2006), vốn chủ sở hữu tăng bình
quân 31%/năm, tổng tài sản tăng bình quân 36%/
năm, các chỉ số ROE tăng bình quân 19% và ROA
tăng bình quân 15%/năm. Trong triển khai tái cơ cấu
DNNN, SCIC là một trong những Tổng công ty đi
đầu. SCIC đã bước đầu triển khai thành công hoạt
động đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước với tổng vốn
đã giải ngân tới thời điểm hiện nay là trên 24.336 tỷ
đồng, tập trung vào các lĩnh vực then chốt của nền
kinh tế, gắn với thị trường.
Tuy nhiên, vai trò của SCIC trong tái cơ cấu TĐKT,
TCTNN cũng đang gặp không ít tồn tại và hạn chế.
Trước hết là, tiến độ bàn giao vốn nhà nước tại DN
về SCIC diễn ra chậm, trong khi đó, việc bán vốn nhà
nước tại DN cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là trong
bối cảnh thị trường chứng khoán không thuận lợi.
Thực hiện việc tiếp nhận quyền đại diện chủ sở
hữu vốn nhà nước tại DN, lũy kế từ khi thành lập đến
nay, SCIC đã tiếp nhận vốn nhà nước tại 992 DN với
giá trị vốn nhà nước là 9.297 tỷ đồng. Vậy nhưng, từ
khi Đề án tái cơ cấu SCIC được phê duyệt đến nay, đã
gần 3 năm qua nhưng SCIC chỉ mới tiếp nhận được 28
DN (năm 2014: 14 DN; năm 2015: 12 DN; quý I/2016: 2
DN) với giá trị vốn nhà nước hơn 1.694 tỷ đồng.
Thời gian qua, Tổng công ty đã chủ động đôn đốc,
làm việc trực tiếp với các bộ, ngành, địa phương; đồng
thời, báo cáo đề xuất với Bộ Tài chính, Thủ tướng
Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy
nhanh tiến độ bàn giao vốn nhà nước tại DN về SCIC...
Thế nhưng, kết quả chuyển giao quyền đại diện chủ
sở hữu vốn nhà nước tại các DN, TĐKT, TCTNN về
SCIC vẫn rất chậm. Nguyên nhân là do, DN CPH
quyết toán vốn lần 2 chậm; các bộ, địa phương không
phê duyệt quyết toán đúng thời hạn, cho nên không
đủ căn cứ chuyển giao. Bên cạnh đó, một số tập đoàn,
tổng công ty đã có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
chuyển giao về SCIC nhưng trì hoãn, có dấu hiệu pha
loãng vốn nhà nước, thực hiện bán vốn tại một số công
ty con, công ty liên kết... Thậm chí, một số tập đoàn,
tổng công ty đã có quyết định chuyển giao cho SCIC
nhưng sau đó các bộ lại đề nghị cho thoái toàn bộ vốn
nhà nước tại DN.
Theo thông tin từ lãnh đạo SCIC, Tổng công ty hiện
mới đạt 71% số lượng DN bán vốn theo mục tiêu Đề
án đề ra. Bởi có rất nhiều DN khi được bàn giao về
SCIC có quy mô nhỏ, kinh doanh nhiều năm liền thua
lỗ, đang tiến hành phá sản hoặc thuộc diện giám sát
đặc biệt… cho nên không có nhà đầu tư quan tâm, khó
bán vốn thành công.