Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6-2016 - page 72

74
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
mua bán hàng hóa, dịch vụ do DN từ một thành
viên TPP khác cung cấp. Khi Chính phủ giao hoặc
ủy quyền cho DNNN thực hiện một số nhiệm vụ
thuộc thẩm quyền của Chính phủ như: Quyền cấp
hoặc thu hồi giấy phép, ấn định hạn ngạch, phê
duyệt giao dịch thương mại, phí và lệ phí… thì
DNNN đó phải tuân thủ cam kết của Chính phủ
trong Hiệp định TPP.
Thứ ba,
Chính phủ không được trực tiếp hay gián
tiếp cung cấp cho DNNN các khoản “hỗ trợ phi
thương mại” lớn tới mức gây tác động bất lợi đến
lợi ích của một nước thành viên TPP khác. Trong
quản lý điều hành, Nhà nước không được tạo ra sự
phân biệt đối xử bất bình đẳng giữa DNNN và DN
khác thông qua các thành phần kinh tế khác. Điều
này không có nghĩa là, cấm hoàn toàn mọi hình thức
hỗ trợ của Chính phủ cho DNNN mà chỉ yêu cầu
khi cần thiết có sự hỗ trợ cho DNNN, thì phải thực
hiện theo cách thức phù hợp và không gây tác động
tiêu cực đến lợi ích thương mại của các nước thành
viên TPP.
Thứ tư,
DNNN khi được chỉ định độc quyền
không được trực tiếp hay gián tiếp lợi dụng vị trí,
để gây ra hành vi hạn chế cạnh tranh trên một thị
trường khác mà DN có tham gia kinh doanh và cạnh
tranh với DN khác, gây tác động bất lợi đến một
nước thành viên TPP khác.
Thứ năm,
các nước thành viên phải cho phép tòa
án quốc gia mình thụ lý và xử lý đối với những vụ
kiện dân sự của DNNN nước ngoài hoạt động trên
Quy định của TPP đối với doanh nghiệp nhà nước
Với Hiệp định TPP, vấn đề doanh nghiệp nhà
nước (DNNN) được các thành viên quan tâm và
đề cập từ những phiên đàm phán đầu tiên. Hiện
nay, cả 12 nước thành viên TPP đều có các DNNN
hoạt động cung cấp dịch vụ công và các lĩnh vực
cần thiết khác. Về cơ bản, các thành viên TPP đều
thấy được lợi ích của việc thống nhất một khuôn
khổ quy định có tính nguyên tắc đối với loại hình
DNNN trong quá trình ký kết Hiệp định hội nhập
TPP. Trong đó, mục tiêu chính của các thành viên
TPP khi xây dựng bộ nguyên tắc mới về DNNN là
tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các
thành phần kinh tế trong khu vực thương mại tự
do; đồng thời, các thành viên cũng thừa nhận sự đa
dạng về lịch sử, chính trị và kinh tế, bởi tại một số
nước thành viên khu vực DNNN đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế. Theo cam kết của TPP, có
một số quy định đối với DNNN như sau:
Thứ nhất,
trừ trường hợp DNNN thực hiện
nhiệm vụ công ích, hoặc được Nhà nước chỉ định
được quyền trên một thị trường nhất định, DNNN
khác phải ra quyết định dựa trên “tính toán thương
mại”. Nghĩa là, phải dựa trên các tiêu chí mang
tính thương mại như: Giá cả, chất lượng, tiếp thị,
vận tải… hoặc yếu tố khác tương tự như DN thuộc
các thành phần kinh tế khác để ra quyết định kinh
doanh.
Thứ hai,
DNNN không được phân biệt đối xử khi
ĐỔI MỚI DOANHNGHIỆPNHÀNƯỚC
TRONGTIẾNTRÌNHHỘI NHẬP TPP
PGS.,TS. NGUYỄN ĐÌNH HIỀN
- Đại học Quy Nhơn
Tham gia Hiệp định Đối tác xuyên kinh tế Thái Bình Dương (TPP) mở ra cơ hội thuận lợi cho nền
kinh tế nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng tăng tốc phát triển. Đối với hoạt động của
các doanh nghiệp nhà nước, đã có những thỏa thuận, cam kết chung để các thành viên quốc gia
thành viên TPP thực hiện. Đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh hội nhập TPP có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình tái cơ cấu và hội nhập quốc tế đối với loại hình doanh nghiệp này ở
nước ta. Bài viết đề cập đến thực trạng, đưa ra những giải pháp trọng tâm để nâng cao hơn nữa
hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới.
Từ khóa: Doanh nghiệp nhà nước, TPP, cam kết, thương mại tự do.
1...,62,63,64,65,66,67,68,69,70,71 73,74,75,76,77,78,79,80,81,82,...106
Powered by FlippingBook