TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
87
Nhiều cơ hội mở ra
Là quốc gia có cơ cấu dân số nằm trong nhóm trẻ
nhất thế giới (56% dân số dưới 30 tuổi), tổng mức chi
tiêu của người Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấp đôi và
đạt xấp xỉ 173 tỷ USD vào năm 2020. Thống kê cho
thấy, trong giai đoạn 2010 - 2014, kinh tế Việt Nam
có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định (khoảng từ 5-
7%/năm), kéo theo sự tăng trưởng ổn định của lĩnh
vực hàng tiêu dùng. Trong đó, tốc độ tăng trưởng
chi tiêu thực của người tiêu dùng trong bán lẻ là 3%,
hàng tiêu dùng (không phải thực phẩm và đồ uống)
6%, thực phẩm và đồ uống khác 3%. Ước tính, tổng
doanh thu thực của các lĩnh vực có liên quan đến
hàng tiêu dùng ở Việt Nam sẽ tăng lên tới 140 tỷ USD
trong năm 2016.
Trong những năm qua, các DN sản xuất hàng tiêu
dùng của Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và
phát triển trên thương trường. Nhiều DN đã xác định
được vị trí, tầm quan trọng của thị trường nội địa
và từ đó có chiến lược bài bản về cải tiến kỹ thuật,
đổi mới công nghệ, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm,
phân phối, tiếp thị, quảng cáo, nâng cao uy tín, chất
lượng sản phẩm, tạo dựng được niềm tin của người
tiêu dùng về hàng hóa Việt Nam, nhờ đó ngày càng
chiếm được niềm tin của người tiêu dùng. Thống kê
mới đây của Ban chỉ đạo Cuộc vận động Người Việt
Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam cho thấy, sau 6
năm thực hiện cuộc vận động có đến 63% số người
tiêu dùng tự xác định khi mua hàng hóa sẽ ưu tiên
dùng hàng Việt Nam. Tại các kênh bán lẻ hiện đại,
hàng Việt chiếm 80 - 90% thị phần tại các kênh bán
hàng này. Đây là cơ hội lớn cho các DN ngành hàng
tiêu dùng đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường,
tìm kiếm cơ hội tăng trưởng.
Bên cạnh đó, theo Bộ Công thương, tại những lần
xúc tiến thương mại tổ chức hội chợ, triển lãm tại các
thị trường nước ngoài, hàng Việt Nam đã dần dần
tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng nơi đây và
thường được đánh giá cao vì giá rẻ, chủng loại phong
phú, chất lượng tốt... Điều này cho thấy, các DN sản
xuất hàng tiêu dùng đã bắt đầu có bước phát triển bền
vững và đúng đắn để chinh phục thị trường ngoài
nước. Quá trình hội nhập kinh tế sẽ tạo cơ hội lớn cho
các DN mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ, nâng
cao doanh số, tăng lợi nhuận… tại các thị trường nước
ngoài. Các DN trong nước cũng sẽ được hưởng những
ưu đãi thương mại với mức thuế suất thấp. Ngoài ra,
các DN còn có thể thu hút đầu tư từ nước ngoài thông
qua liên doanh liên kết, tiếp cận với công nghệ hiện
đại, học tập kinh nghiệm quản lý từ các đối tác. Điều
này sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý, khả năng
cạnh tranh, năng lực sản xuất kinh doanh của các DN.
Hơn nữa, việc hàng ngoại lấn sân cũng tạo ra sức ép
cho DN sản xuất hàng nội địa trong nước, đòi hỏi DN
phải cải thiện, đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh
và vươn lên, từ đó tạo động lực thúc đẩy ngành hàng
tiêu dùng phát triển rất mạnh mẽ.
Không ít thách thức
Thống kê cho thấy, năm 2015, người tiêu dùng
NÂNG CAO SỨC CẠNHTRANH CỦA DOANHNGHIỆP SẢN
XUẤT HÀNGTIÊUDÙNGTRONGMÔI TRƯỜNGTPP, AEC
ThS. PHẠM THANH BÌNH
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Khi tham gia vào một loạt hiệp định thương mại tự do cùng với sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN
- AEC, các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam phải đối mặt cạnh tranh với việc ngày càng
nhiều nhà sản xuất, kinh doanh nước ngoài có những thế mạnh vượt trội. Hội nhập sâu rộng nền kinh
tế thế giới đang tạo ra nhiều cơ hội lẫn thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong
nước cần có bước đi thích hợp nếu không muốn thua ngay trên sân nhà. Bài viết bàn về thực trạng và đưa
ra một số đề xuất nh m nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước
trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và AEC.
•
Từ khóa: Cơ hội, thương mại, hàng tiêu dùng, bán lẻ, tài chính, quản trị.