Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 90

88
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
vốn vay... Tạo điều kiện và hỗ trợ cho các DN quảng
bá, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, bảo hộ sở hữu
công nghiệp, xúc tiến thương mại, đào tạo, cung cấp
thông tin về thị trường…
Hai là,
cần có chế tài và biện pháp xử lý mạnh
mẽ hơn với những hình thức cạnh tranh không
lành mạnh. Đẩy mạnh công tác chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả, hàng nhái, song
song với kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các quy
định của pháp luật về giá, đo lường, chất lượng và
bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm tra, kiểm
soát chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém
chất lượng...
Ba là,
cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện
thuận lợi cho DN phát triển; Tăng cường tuyên truyền,
cung cấp thông tin về cơ hội từ hội nhập đặc biệt là
liên quan đến TPP và AEC để các DN sản xuất hàng
tiêu dùng trong nước tìm kiếm cơ hội cho riêng mình.
Về phía DN
Một là,
các DN cần đầu tư, cải tiến và áp dụng
công nghệ sản xuất hiện đại, nâng cao chất lượng
sản phẩm, tạo sự khác biệt cho hàng hóa Việt Nam;
Không ngừng cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản xuất,
nâng cao tính đa dạng của chủng loại sản phẩm; Đẩy
mạnh phát triển sản phẩm mới bởi thị trường hàng
tiêu dùng liên tục thay đổi; Chú trọng việc xây dựng
thương hiệu sản phẩm...
Hai là,
cần tập trung mở rộng thị trường, nghiên
cứu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, xúc tiến
thương mại...; Chú trọng các thị trường nông thôn,
vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, các DN nội địa cần phải
có sự liên kết, cung cấp hàng hóa theo chuỗi, đầu tư,
xây dựng vùng nguyên liệu một cách bài bản mới có
thể cạnh tranh được. Chủ động liên kết, cải cách toàn
diện, cho ra những hàng hóa có chất lượng, nâng cao
năng suất, giảm giá thành… nhằm nâng cao sức cạnh
tranh cho hàng tiêu dùng.
Ba là,
các DN sản xuất hàng tiêu dùng cần nâng
cao năng lực sản xuất, chủ động nguồn nguyên liệu,
giảm dần sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu;
Nâng cao năng lực tài chính, quản trị dòng vốn; Trao
đổi học tập kinh nghiệm quản trị hiện đại, chuyên
nghiệp, chú trọng tiết kiệm chi phí nhằm mang lại
một sự tăng trưởng bền vững trong dài hạn.
Tài liệu tham khảo:
1. Nhân dân (2016), Doanh nghiệp Việt trước sức ép thị trường;
2. Thông tấn xã Việt Nam (2016), Hàng Việt tăng sức cạnh tranh trên “sân nhà”;
3. Thời báo Ngân hàng 2016, Hàng tiêu dùng trong nước: Tăng trưởng thiếu
bền vững;
4. Một số website: gso.gov.vn, moit.gov.vn…
Việt Nam bỏ ra 8,3 tỷ USD để mua hàng hóa Thái
Lan. Tính đến hết quý I/2016, kim ngạch nhập
khẩu từ Thái Lan cũng tăng 1,8 tỷ USD. Nguy cơ
phổ cập hàng tiêu dùng Thái Lan đang hiện hữu
do tâm lý sính hàng ngoại của người Việt, cùng với
chính sách chiết khấu hấp dẫn, khuyến mại lớn,
mẫu mã đ p của hàng Thái. Ngoài ra, ông chủ các
siêu thị lớn ở Việt Nam như Aeon, Big C và Lotte
Mart do nhận thấy hàng hóa Thái Lan đang bán
chạy nên đã tăng cường tỷ lệ bán hàng Thái Lan tại
các siêu thị của mình, khiến khả năng cạnh tranh
của hàng tiêu dùng Việt tại các hệ thống phân phối
ngày càng khó khăn hơn.
Đặc biệt, tới đây, khi các cam kết về Hiệp định
TPP, AEC được triển khai toàn diện, hàng rào thuế
quan dần được xóa bỏ sẽ là điều kiện lý tưởng để các
loại hàng hóa của nước ngoài xâm nhập thị trường
trong nước. Khi đó, các DN sản xuất hàng tiêu dùng
trong nước phải đối mặt với sự ồ ạt tham gia của các
nhà sản xuất, kinh doanh nước ngoài, các nhãn hàng
nổi tiếng trên toàn thế giới. Thống kê cho thấy, ước
tính trong quá trình hội nhập, có hơn 10 nghìn loại
hàng hóa từ các nước thành viên TPP sẽ được loại bỏ
hoàn toàn thuế quan nên nguồn hàng hóa chất lượng
đổ vào Việt Nam sẽ ngày càng tăng và làm cho hàng
hóa Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh.
Thực tế cũng cho thấy, các DN sản xuất các sản
phẩm tiêu dùng trong nước còn tồn tại nhiều bất cập
như năng lực tài chính yếu, thiếu kỹ năng quản trị,
phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu,
công nghệ sản xuất lạc hậu... Ngược lại, các DN nước
ngoài thường có tiềm lực về tài chính, kỹ năng quản
trị, kỹ năng marketting, có dây chuyền sản xuất hiện
đại… hơn hẳn so với các DN Việt Nam.
Một số đề xuất
Để hiện thực hóa các nội dung trong Chiến lược
phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2035” được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định 879/QĐ-TTg ngày 9/6/2014 nói
chung và nâng cao hiệu quả cạnh tranh của doanh
nghiệp sản xuất tiêu dùng trong nước nói riêng, thời
gian tới, cần chú trọng một số giải pháp sau:
Về phía nh nước
Một là,
tạo điều kiện cho DN trong lĩnh vực sản
xuất hàng tiêu dùng phát triển bền vững tại thị
trường nội địa và từng bước chiếm lĩnh thị trường,
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đặc biệt, cần
tiếp tục có những chính sách khuyến khích phát
triển, phù hợp với các cam kết hội nhập; trong đó,
chú trọng các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai,
1...,80,81,82,83,84,85,86,87,88,89 91,92,93,94,95,96,97,98,99,100,...135
Powered by FlippingBook