TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
89
tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và sự đóng
góp của DN này trong kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam thấp hơn nhiều so với các nước khác.
Lâu nay, khu vực DN, nhất là nhóm DNNVV
rất thụ động trong việc chờ các cơ hội từ các hiệp
định kinh tế mà Việt Nam đã tham gia. Kể cả Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) lẫn TPP, dường
như chủ yếu dành cho nhà đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam. Xuất khẩu thời gian qua của chúng
ta chủ yếu dựa vào DN có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu
cả nước). Đặc biệt, trong khoảng 2 - 3 năm trở
lại đây, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã “đổ bộ”
vào Việt Nam nhằm đón sóng TPP và những Hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam
tham gia.
Trong khi đó, các DN trong nước, nhất là DNNVV
vẫn chuyển biến một cách rất chậm chạp. Điển hình
như ở ngành Dệt may - lĩnh vực được xem là ngành
có cơ hội và là ngành được hưởng lợi nhiều nhất khi
Hiệp định TPP được ký kết, nhưng công tác chuẩn
bị cũng chỉ tập trung ở những “ông lớn” như Tập
đoàn Dệt may Việt Nam, còn với các DN nhỏ thì đến
đâu hay đến đấy.
Có thể nói, điểm yếu nổi bật DN Việt Nam hiện
nay vẫn chưa tuân thủ được về quản trị, lao động,
trách nhiệm xã hội, kế toán, kiểm toán… theo chuẩn
mực toàn cầu và chuẩn mực riêng như yêu cầu của
DN đầu tư nước ngoài. Và như vậy, khi DN chưa
tạo được niềm tin cho nhà đầu tư sẽ khiến nhà đầu
tư khó chấp nhận cho DN tham gia vào một chuỗi
cung ứng của họ.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn thụ động
trong hội nhập
Với Hiệp định TPP, Phòng Thương mại Hoa kỳ
tại Việt Nam (Amcham) đã từng đưa ra nhận định
rằng, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 28,4%. Kim
ngạch xuất khẩu dự kiến của Việt Nam đến năm
2025 có thể tăng lên 307 tỷ USD nếu có TTP, cao
hơn nhiều so với ước tính 239 tỷ USD khi không có
TPP. Về tăng trưởng, theo Ngân hàng Thế giới, tốc
độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Việt
Nam là 7,4% trong giai đoạn 1990-2007, dự báo đạt
5,6% trong giai đoạn 2008-2018. Nếu có TPP, GDP
của Việt Nam đến năm 2025 có thể cao hơn 10,5%
so với tốc độ tăng trưởng khi không có TPP.
Tuy nhiên, những quả ngọt hứa h n của hội
nhập có vẻ ngoài tầm với của nhiều doanh nghiệp
(DN)Việt Nam. Theo thống kê của Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam, hiện nước ta có tới
96% là DN nhỏ và siêu nhỏ nhưng trong đó hiện có
gần 70% DN kinh doanh không có lãi. Quy mô nhỏ,
tính chất phi chính thức lớn, quản trị yếu kém, công
nghệ thấp, khó tiếp cận nguồn vốn, khó tiếp cận thị
trường, sức cạnh tranh không cao… đang là thực
trạng phổ biến của các DN tư nhân. Phần lớn các
DN nhỏ và vừa (DNNVV) chưa chuẩn bị hành trang
cho hội nhập, vẫn thụ động trong hội nhập.
Một khảo sát trong năm 2015 của Phòng Thương
mại Hoa kỳ tại Việt Nam cũng chỉ ra rằng, chỉ 36%
trên tổng số DN Việt Nam tham gia vào mạng lưới
sản xuất theo định hướng xuất khẩu, so với gần 60%
ở Malaysia và Thái Lan; chỉ có 21% DN Việt Nam
THAMGIAHIỆP ĐỊNHTPP:
DOANHNGHIỆPNHỎVÀVỪAVIỆT NAMPHẢI LÀMGÌ?
ThS. NGUYỄN THỊ CÚC
- Công ty VTC Media - Tổng Công ty VTC
Theo nhận định chung, so với doanh nghiệp ở các nước thành viên Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình
Dương - TPP, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam gặp khó khăn hơn rất nhiều, từ năng lực tài chính,
quản trị cho đến công nghệ... Bài viết nghiên cứu những tồn tại hiện hữu cũng như những cam kết dành
riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Hiệp định TPP, cụ thể là về năng lực hội nhập của khu vực doanh
nghiệp này, qua đó giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tận dụng hiệu quả cơ hội đến từ TPP, cũng
như vượt qua các thách thức của Hiệp định này.
•
Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, TPP, hội nhập, thị trường.