Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 8 - page 27

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2015
31
Kết quả đầu tư cho hoạt động khuyến nông
Thống kê cho thấy, kể từ khi Nghị định số 02/2010/
NĐ-CP quy định về khuyến nông, khuyến ngư có
hiệu lực thi hành (từ ngày 1/3/2010 thay thế Nghị định
số 56/2015/NĐ-CP quy định về khuyến nông, khuyến
ngư), hệ thống khuyến nông tiếp tục được phát triển
cả về tổ chức và lực lượng; cơ sở vật chất kỹ thuật
từng bước được đầu tư, đóng vai trò chủ lực trong
hoạt động phổ biến kiến thức và chuyển giao kỹ thuật,
hướng dẫn sản xuất, kinh doanh cho bà con nông dân.
Về tổ chức và cán bộ
Hiện trên 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương
đã xây dựng trung tâm khuyến nông hoặc trung tâm
khuyến nông – khuyến ngư làm đầu mối thực hiện
nhiệm vụ khuyến nông, khuyến ngư của địa phương.
Trong đó, 87,2% cấp xã đã có khuyến nông viên và
gần 3.300 câu lạc bộ khuyến nông đang hoạt động.
Về cơ sở vật chất – kỹ thuật
Nhìn chung mức độ đầu tư trang thiết bị, phương
tiện hoạt động của hệ thống khuyến nông còn thiếu
hoặc trang thiết bị lạc hậu.
Về chế độ đối với cán bộ khuyến nông các cấp
- Đối với cán bộ khuyến nông cấp tỉnh, cấp huyện:
Theo
quy định của Luật Viên chức, cán bộ khuyến nông hiện
đang làm việc và được hưởng chế độ theo mã ngạch
viên chức theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Đối với khuyến nông viên cấp xã:
Đến nay mới chỉ có
một số tỉnh có chính sách trả lương cho cán bộ khuyến
nông cấp xã theo trình độ đào tạo như: Lào Cai, Bắc
Giang, Sơn La, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ; Đa số
các tỉnh, thành phố thực hiện chính sách trả phụ cấp
cho cán bộ khuyến nông cấp xã với mức từ 0,5-1,0 hệ
số lương cơ bản; cán bộ khuyến nông chưa được tham
gia các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…
- Đối với cộng tác viên khuyến nông:
Hiện nay mức
trả thù lao rất thấp, chỉ từ 100-300 nghìn đồng/tháng,
ngoài ra không có chế độ gì khác. Kinh phí cho hoạt
động khuyến nông đã có sự phân cấp rõ rệt giữa Trung
ương và địa phương, bước đầu xã hội hóa nguồn đầu
tư và đa dạng hóa đơn vị thực hiện nhiệm vụ khuyến
nông trung ương. Tuy nhiên, mức đầu tư còn thấp và
có sự chênh lệch lớn. Điển hình như:
Thứ nhất,
nguồn kinh phí khuyến nông Trung ương
- Về đầu tư:
Theo cam kết của Chính phủ Việt Nam
với Ngân hàng Phát triển châu Á, kinh phí khuyến
nông Trung ương giai đoạn 2011-2013 tăng bình quân
khoảng 10%/năm; tuy nhiên, từ năm 2014 và kế hoạch
2015 lại giảm bình quân 10%/năm.
- Về cơ cấu kinh phí:
Giai đoạn 2011-2013, hầu hết
(trên 80%) tổng kinh phí khuyến nông Trung ương
đầu tư cho các dự án xây dựng mô hình trình diễn. Từ
năm 2014, tỷ lệ kinh phí cho hoạt động khuyến nông
thường xuyên chiếm khoảng 23%; kinh phí quản lý,
kiểm tra chiếm 2% tổng số.
- Về kênh tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến
nông trung ương:
Kể từ sau năm 2011, nguồn kinh phí
khuyến nông trung ương cũng được cấp qua nhiều
đầu mối khác nhau, trong đó: Trung tâm Khuyến
nông Quốc gia bình quân khoảng 60-65%; các đơn vị
khác thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
35-40%. Thực tế, từ khi thực hiện khuyến nông theo
dự án, kinh phí khuyến nông Trung ương thực hiện
ĐẦUTƯKINHPHÍ CHOHOẠT ĐỘNG KHUYẾNNÔNG:
MỘTSỐVẤNĐỀĐẶTRA
NGUYỄN THỊ NGUYỆT MINH
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Kinh phí cho hoạt động khuyến nông hiện nay có sự phân cấp rõ rệt giữa Trung ương và
địa phương, bước đầu xã hội hóa nguồn đầu tư và đa dạng hóa đơn vị thực hiện nhiệm
vụ khuyến nông. Tuy nhiên, mức đầu tư hiện còn thấp và có sự chênh lệch lớn về nguồn
kinh phí khuyến nông giữa các địa phương. Từ thực tiễn, bài viết đề xuất một số giải pháp
nhằm đổi mới về nguồn lực và cơ cấu đầu tư cho hoạt động khuyến nông.
1...,17,18,19,20,21,22,23,24,25,26 28,29,30,31,32,33,34,35,36,37,...68
Powered by FlippingBook