30
TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN
Thứ tư,
hỗ trợ ngân sách cho các tỉnh để thực hiện
các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm đặc biệt
là các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, qua đó tạo bước đột phá trong phát triển nông
nghiệp, nông thôn của tỉnh.
Thứ năm,
quan tâm, hướng dẫn, hỗ trợ Nghệ
An trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao
khoa học và công nghệ phục vụ phát triển sản
xuất nông nghiệp.
Thứ sáu,
quan tâm, hướng dẫn, hỗ trợ tỉnh Nghệ
An trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành Nông
nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Tóm lại, để tháo gỡ những khó khăn, xóa bỏ rào
cản trong thu hút DN tham gia đầu tư công nghệ
cao vào nông nghiệp, các chính sách cần phải đi vào
những việc làm cụ thể và thiết thực như giảm thuế
cho DN ra sao, lãi suất cần hỗ trợ là bao nhiêu…
Chính sách nào khuyến khích DN vào nghiên cứu,
chính sách nào hỗ trợ DN chuyển giao, DN nhập
khẩu giống đầu dòng về thì chính sách như thế
nào… Những chính sách đó phải rạch ròi để DN
biết và áp dụng.
Được biết, ngày 15/6/2015, Thủ tướng Chính phủ
đã ký Quyết định Số 19/2015/QĐ-TTg, quy định về
tiêu chí xác định DN công nghệ cao, điều này được
các nhà đầu tư đánh giá cao và coi đây là bước tiến
mới trong chính sách thu hút đầu tư công nghệ cao
của Việt Nam. Nếu như trước đây theo quy định
của Điều 18, Luật Công nghệ cao, không phân biệt
DN lớn hay nhỏ, để được ưu đãi như một DN công
nghệ cao thì các DN phải chi 1% tổng doanh thu và
5% tổng lao động dành cho nghiên cứu và chuyển
giao công nghệ. Đến nay, với quyết định mới được
phê duyệt, các tỷ lệ liên quan đến doanh thu và lao
động dành cho nghiên cứu và chuyển giao công
nghệ đã giảm một nửa so với trước đây. Hy vọng
rằng, Quyết định này sẽ có tác động tích cực cho
lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian tới.
Tài liệu tham khảo:
1. Kỷ yếu hội thảo Khoa học và công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành Nông
nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, năm 2014;
2. Các website: mard.gov.vn, ttcgroup.vn, khuyennongvn.gov.vn, sfri.org.vn.
tập trung xây dựng định hướng nghiên cứu khoa
học và chuyển giao công nghệ phục vụ tái cơ cấu
ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2015-2020, trong đó, tập trung vào một số
nội dung cụ thể sau:
Một là,
tập trung nghiên cứu, ứng dụng công
nghệ cao để chọn tạo, nhân giống cây trồng vật nuôi
và giống thủy sản cho năng suất, chất lượng phù
hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng.
Hai là,
nghiên cứu, ứng dụng quy trình công nghệ
sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
đạt hiệu quả cao; nghiên cứu để tạo ra các vật tư, máy
móc, thiết bị mới sử dụng trong nông nghiệp; nghiên
cứu để phát triển, chuyển giao công nghệ trong bảo
quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp…
Ba là,
đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học
công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ tiên
tiến để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất các sản phẩm như: Lúa, ngô, lạc,
chè, mía, cao su; nuôi trồng thủy sản và trồng rừng
thâm canh; hình thành khu nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao tại Nghĩa Đàn.
Bốn là,
lấy DN làm trung tâm, ưu tiên hỗ trợ DN
phát triển sản phẩm hàng hóa có lợi thế của Tỉnh.
Hỗ trợ để thành lập các DN khoa học công nghệ
nông nghiệp, DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao; Hoàn thiện, bổ sung cơ chế chính sách để thu
hút các dự án ứng dụng công nghệ cao đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn…
Đề xuất, khuyến nghị
Từ thực tiễn triển khai và định hướng trên, nhằm
góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành
Nông nhiệp, xây dựng nông thôn mới nói chung và
thu hút mạnh mẽ DN đầu tư nghiên cứu, ứng dụng
công nghệ khoa học vào nông nghiệp, bài viết cũng
đề xuất một số khuyến nghị sau:
Thứ nhất,
đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành
sớm hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ, thúc đẩy
việc nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và
công nghệ phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp.
Thứ hai,
có chính sách tín dụng ưu đãi với mức vay,
lãi suất và thời gian vay hợp lý cho DN, tổ chức, cá
nhân vay để phát triển sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt,
ưu tiên vay để chuyển giao khoa học công nghệ vào
sản xuất; ưu tiên các DN nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao, các DN có dự án liên doanh, liên kết với
nông dân sản xuất, tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu.
Thứ ba,
tăng nguồn kinh phí hỗ trợ nghiên cứu,
ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ
phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp cho các
địa phương.
Ngày 15/6/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký
Quyết định Số 19/2015/QĐ-TTg, quy định về
tiêu chí xác định DN công nghệ cao, điều này
được các nhà đầu tư đánh giá cao và coi đây là
bước tiến mới trong chính sách thu hút đầu tư
công nghệ cao của Việt Nam.