TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2015
33
lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; Cho vay phát
triển ngành nghề tại nông thôn; Cho vay chế biến,
tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản và muối;
Cho vay để kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục
vụ nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản; Cho vay
phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung
ứng các dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông
thôn… với rất nhiều ưu đãi về lãi suất, thủ tục, vay
không có bảo đảm bằng tài sản; Cơ cấu lại thời hạn
nợ và cho vay mới. Có thể nói, Nghị định số 41/2010/
NĐ-CP đã đóng góp không nhỏ vào việc khơi thông
nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn trong cả nước nói chung và TP. Hà Nội nói
riêng, tạo bước đột phá để ngành Nông nghiệp đóng
góp cho nền kinh tế bất chấp sự suy giảm của kinh tế
trong nước và toàn cầu.
Trước những yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi phải
hoàn thiện chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn, phục vụ cho Đề án tái cơ cấu
ngành Nông nghiệp, ngày 09/6/2015, Chính phủ tiếp
tục ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn, thay thế Nghị định 41/2010/NĐ-CP. Theo đó,
bổ sung đối tượng được vay vốn phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn (bao gồm cả các đối tượng
là cá nhân, hộ gia đình sinh sống trên địa bàn thành
phố, thị xã nhưng tham gia sản xuất, kinh doanh
trong lĩnh vực nông nghiệp); Tổ chức sản xuất nông
nghiệp theo mô hình liên kết, mô hình ứng dụng
công nghệ cao thông qua việc quy định các tổ chức
đầu mối (DN, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã) tham
gia mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong
Thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nông nghiệp
Thủ đô
Trong những năm qua, nông nghiệp Việt Nam nói
chung và TP. Hà Nội nói riêng đã đóng vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương
thực, tạo việc làm và thu nhập dân cư, là nhân tố
quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển
kinh tế quốc dân và ổn định chính trị - xã hội của
đất nước và Thành phố. Lĩnh vực nông nghiệp đã có
những bước phát triển vượt bậc: Giá trị sản xuất và
giá trị gia tăng đã tăng liên tục trong một thời gian
dài, sản lượng hàng hóa ngày càng tăng, xuất khẩu
tăng trưởng với tốc độ cao... Nằm trong xu hướng
chung đó, nông nghiệp Thủ đô đang chuyển theo
hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa tập trung, năng
suất, chất lượng, hiệu quả cao và bền vững. Thống
kê cho thấy, giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng
thủy sản của Hà Nội đã chạm mốc 231 triệu đồng/
ha. Trong trồng trọt, sản lượng lương thực hằng năm
đạt trên 1,1 triệu tấn, tiếp tục đóng vai trò chủ lực bảo
đảm an ninh lương thực cho toàn Thành phố và xuất
khẩu. Có thể nói, lĩnh vực nông nghiệp đã đóng góp
rất lớn trong phát triển kinh tế của TP. Hà Nội.
Đóng góp vào thành công của ngành Nông nghiệp
Thủ đô là nhờ, Chính phủ đã có nhiều chính sách
tài chính – tín dụng nhằm thúc đẩy ngành này phát
triển. Ngày 12/4/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, các
lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn, gồm: Cho vay các chi phí sản xuất trong
CHÍNH SÁCHTÀI CHÍNHĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNGTÁI CƠ CẤU
NGÀNHNÔNGNGHIỆPTẠITP. HÀNỘI
ThS. TRỊNH ANH QUỲNH
- Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Ứng Hòa - TP. Hà Nội
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là yêu cầu cấp bách trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
nước ta. Đối với TP. Hà Nội –một trong những đầu tàu kinh tế quan trọng của cả nước, tái
cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững là hướng đi tất yếu
của ngành nông nghiệp Thủ đô. Tuy nhiên, để thu được kết quả cao, rất cần có các cơ chế,
chính sách hỗ trợ kèm theo để phục vụ quá trình tái cơ cấu này, trong đó chính sách tài chính
- phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đóng vai trò hết sức quan trọng.