29
Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư
Bước vào giai đoạn hội nhập, nhận thức được
công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ góp phần
quan trọng đối với phát triển sản xuất nông nghiệp,
thời gian qua tỉnh Nghệ An đã tập trung nghiên cứu
khoa học, chuyển giao công nghệ và khuyến nông
trong lĩnh vực này; Xây dựng các mô hình sản xuất
có hiệu quả để nhân rộng vào sản xuất; Đẩy mạnh
công tác khuyến nông, tuyên truyền, chuyển giao
các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản
xuất đại trà các nông sản có lợi thế; Xây dựng các mô
hình liên kết sản xuất nông nghiệp từ cung ứng vật
tư đầu vào, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,
với doanh nghiệp (DN) là trung tâm của sự liên kết.
Theo số liệu của Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ
An, trong 2 năm 2013-2014, Nghệ An đã triển khai
tới 35 đề tài, dự án khoa học và công nghệ trong
lĩnh vực nông nghiệp; hỗ trợ đầu tư xây dựng 28
mô hình cánh đồng mẫu lớn; đồng thời, nghiên cứu
bảo tồn các cây, con đặc sản của địa phương. Qua
triển khai, hiệu quả sản xuất tăng 10-15% so với sản
xuất đại trà, tạo tiền đề để nhân rộng ra sản xuất…
Ngoài ra, Nghệ An còn ban hành nhiều cơ chế
chính sách để thu hút các dự án ứng dụng công
nghệ cao; quan tâm, ưu tiên, khuyến khích DN tham
gia đầu tư nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong
lĩnh vực nông nghiệp. Tính đến cuối năm 2014, đã
có 3 DN khoa học công nghệ hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp, đó là Tổng Công ty Cổ phần Vật
tư nông nghiệp Nghệ An; Công ty TNHH Vĩnh Hòa
và Công ty TNHH công nghệ sinh học phục vụ đời
sống sản xuất – Thương mại dịch vụ Thanh Mai.
Các DN này đến nay đều đã tổ chức sản xuất theo
quy trình an toàn, khép kín từ khâu sản xuất giống
nguyên chủng đến thương phẩm; từ thu mua, bảo
quản chế biến, đóng gói đến tổ chức tiêu thụ. Sản
phẩm được thị trường đón nhận và nhận được phản
hồi tốt từ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, trên địa
bàn còn có 2 dự án chăn nuôi bò sữa quy mô công
nghiệp được hình thành, đó là trang trại chăn nuôi
bò sữa của Công ty Vinamilk và Công ty Cổ phần
thực phẩm sữa TH với quy mô đàn đạt 35.000 con…
Bên cạnh những lợi thế, hoạt động thu hút DN
tham gia đầu tư nghiên cứu, chuyển giao công nghệ
vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Nghệ An hiện
nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bởi nguồn kinh
phí đầu tư nghiên cứu, chuyển giao công nghệ
trong lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế; DN nông
nghiệp ở Nghệ An còn ít, chủ yếu là DN nhỏ, tiềm
lực và năng lực còn hạn chế; quy trình thủ tục tiếp
cận chính sách, đất đai, vay vốn phức tạp và còn
nhiều vướng mắc; khí hậu, thời tiết diễn biến thất
thường, nhiều thiên tai, dịch bệnh đầu tư nghiên
cứu, chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực
nông nghiệp hiệu quả thấp. Trong khi đó Nhà nước
lại chưa có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích đủ mạnh và
thông thoáng để thu hút các DN tham gia đầu tư
nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực
nông nghiệp.…
Nhằm cởi bỏ những nút thắt trên, Nghệ An đã
NGHỆ ANTHUHÚT ĐẦUTƯKHOAHỌC CÔNGNGHỆ
VÀONÔNGNGHIỆP
NGUYỄN THÚY HẢI
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Để rút dần khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới, không còn con đường nào khác
là phải tăng cường đẩy nhanh ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào sản
xuất. Trong quá trình này, doanh nghiệp được xác định là một trong những chủ thể trọng
tâm. Từ trường hợp của tỉnh Nghệ An, bài viết đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm
khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông
nghiệp nói chung và nông nghiệp tỉnh Nghệ An nói riêng.
TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN