Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 8 - page 28

32
TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN
ngân sách cho hoạt động khuyến nông nên kinh
phí khuyến nông hàng năm còn rất thấp và không
ổn định. Năm 2014, tổng kinh phí khuyến nông từ
ngân sách nhà nước khoảng 600 tỷ đồng (tương
đương khoảng 0,06% tổng chi ngân sách và khoảng
0,35% tổng giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp),
bình quân khoảng 60 nghìn đồng (tương đương 2,5
USD)/hộ/năm.
Kinh phí khuyến nông thấp nhưng lại chưa có
cơ chế phối hợp nguồn lực giữa Trung ương và địa
phương, nội dung đầu tư còn trùng lặp; nhiều địa
phương khó khăn về thu ngân sách nên kinh phí
khuyến nông rất thấp, nhất là các tỉnh miền núi, các
tỉnh thuần nông.
Để thực hiện hiện mục tiêu đổi mới khuyến
nông giai đoạn (2015-2020), góp phần thực hiện
thắng lợi mục tiêu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp
và xây dựng nông thôn mới, cần tăng cường đầu
tư nguồn lực cho khuyến nông, bao gồm cả nguồn
từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo
phương châm xã hội hóa. Một số giải pháp cần
quan tâm, chú ý gồm:
(i) Theo Nghị quyết Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp
thứ 8, trong giai đoạn 2015-2020, ngân sách đầu tư
cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng gấp 2 lần
(100%) so với giai đoạn 2011-2015 (bình quân mỗi năm
tăng 20%). Do đó, đề nghị Chính phủ và UBND các
tỉnh/thành phố quan tâm bố trí kinh phí khuyến nông
từ Nhà nước ít nhất tăng 10%/năm. Đồng thời, tăng
cường đầu tư cho những tỉnh hiện vẫn còn có mức
kinh phí khuyến nông quá thấp, đáp ứng yêu cầu tái
cơ cấu Ngành.
(ii) Đẩy mạnh huy động nguồn vốn đầu tư khuyến
nông từ các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ trong
các năm tới. Theo đó, cần có cơ chế thu hút nguồn lực
đầu tư xã hội, kiểm soát các nội dung khuyến nông
phù hợp với định hướng tái cơ cấu, gia tăng giá trị và
phát triển bền vững.
(iii) Để chủ động nguồn kinh phí đầu tư cho các
chương trình, dự án khuyến nông trong giai đoạn
tới, cần sớm đổi mới chính sách đầu tư nguồn lực
cho khuyến nông. Theo đó, đề nghị các bộ, ngành
liên quan tính toán định mức đầu tư ngân sách cho
hoạt động khuyến nông trên phạm vi toàn quốc tăng
từ 10-12%/năm, phù hợp với cam kết quốc tế và chủ
trương của Quốc hội.
(iv) Về chính sách đối với cán bộ khuyến nông, đề
nghị Chính phủ và các bộ, ngành cho phép xây dựng
và ban hành tiêu chuẩn ngạch bậc đối với viên chức
ngành Khuyến nông; đồng thời xem xét bổ sung phụ
cấp ngành nghề đặc thù cho cán bộ khuyến nông như
các ngành bảo vệ thực vật, thú y, kiểm lâm…
thông qua hệ thống khuyến nông các tỉnh chỉ chiếm
khoảng 45%, còn lại do các tổ chức chủ trì dự án trực
tiếp triển khai thông qua các đơn vị khác ở địa phương.
Thứ hai,
nguồn kinh phí khuyến nông địa phương
Thực hiện Nghị định 02/2010/NĐ-CP của Chính
phủ. Trong thời gian qua, các tỉnh, thành phố đã quan
tâm bố trí tăng nguồn kinh phí cho các hoạt động
khuyến nông của địa phương, tuy nhiên, mức độ đầu
tư giữa các địa phương, vùng miền vẫn còn sự khác
biệt khá lớn.
Trên phạm vi toàn quốc, bình quân tổng kinh phí
khuyến nông địa phương giai đoạn 2011-2013 khoảng
400 tỷ đồng/năm, tăng 80% so với năm 2010. Trong
đó, vùng có tốc độ tăng nhiều nhất là Đồng bằng sông
Hồng (tăng 241%), vùng tăng ít nhất là Duyên hải Nam
Trung Bộ (24%). Riêng Trung du miền núi phía Bắc,
kinh phí địa phương bình quân 3 năm qua giảm 11%
so với năm 2010 (trước Nghị định 20/2010/NĐ-CP).
Kinh phí khuyến nông địa phương giữa các tỉnh
cũng rất khác nhau: Có 5 tỉnh/thành phố có mức đầu
tư kinh phí khuyến nông trên 10 tỷ đồng/năm; có 15
tỉnh/thành phố là từ 5-10 tỷ đồng/năm; có 23 tỉnh/
thành phố là từ 2-5 tỷ đồng/năm; và còn khoảng 20
tỉnh/thành phố có mức đầu tư dưới 2 tỷ đồng/năm,
trong đó có những tỉnh rất thấp như: Cao Bằng, Bắc
Cạn, Ninh Thuận, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Bạc Liêu chỉ
dưới 500 triệu đồng/năm.
Thứ ba,
các nguồn kinh phí khác
Theo báo cáo của khuyến nông các tỉnh, bình quân
mỗi năm có khoảng 30-35 tỷ đồng của các tổ chức quốc
tế đầu tư cho hoạt động khuyến nông, tập trung ở các
vùng Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng
bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, thực hiện chủ trương
đẩy mạnh xã hội hóa khuyến nông, từ năm 2010 đến
nay, các doanh nghiệp đã đầu tư khoảng 20-30 tỷ
đồng/năm để tổ chức các hoạt động khuyến nông tại
các mô hình liên kết chuỗi sản phẩm ngành hàng của
doanh nghiệp.
Tồn tại và hướng giải quyết
Việt Nam là đất nước nông nghiệp với trên
60% dân số và trên 50% lao động làm nông nghiệp
nhưng chưa có quy định chung về mức đầu tư
Năm 2014, tổng kinh phí khuyến nông từ
ngân sách nhà nước khoảng 600 tỷ đồng
(tương đương khoảng 0,06% tổng chi ngân
sách và khoảng 0,35% tổng giá trị sản xuất
ngành Nông nghiệp), bình quân khoảng 60
nghìn đồng (tương đương 2,5 USD)/hộ/năm.
1...,18,19,20,21,22,23,24,25,26,27 29,30,31,32,33,34,35,36,37,38,...68
Powered by FlippingBook