Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 8 - page 30

34
TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN
công tư đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của Thủ
đô, giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước. Dành nguồn ngân sách thỏa đáng để thực hiện
chính sách ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh
tế khác đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Ba là,
UBND TP. Hà Nội cần khuyến khích các
tổ chức tài chính tín dụng trên địa bàn tiếp tục tăng
hạn mức và kéo dài kỳ hạn cho vay vốn tín dụng
phù hợp với chu kỳ sản xuất của từng đối tượng
cây, con. Ưu tiên các DN đầu tư sản xuất liên kết
khép kín được vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi
và kỳ hạn trả nợ phù hợp. Đối với các DN có dự án
có triển vọng, cần kéo dài thời gian trả nợ và tiếp tục
hỗ trợ vốn nếu cần thiết.
Bốn là,
đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu áp
dụng mức thuế suất phù hợp đối với các loại nông,
lâm thủy sản thô xuất khẩu nhằm hạn chế xuất
khẩu sản phẩm thô và khuyến khích đầu tư công
nghiệp chế biến trong nước. Tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện chính sách ưu đãi hỗ trợ hoạt động xúc tiến
thương mại, nghiên cứu và mở rộng thị trường, các
hoạt động nâng cao giá trị hàng hóa trong lĩnh vực
thương mại như: xây dựng thương hiệu, khảo sát
thị trường, thành lập trung tâm thương mại tại các
thị trường trọng điểm…
Năm là,
khuyến khích người nông dân tham gia
chương trình thí điểm chính sách bảo hiểm trong
sản xuất nông nghiệp, góp phần giúp người nông
dân tránh được rủi ro. Theo đó, UBND TP. Hà Nội
tiếp tục chủ động tham mưu, kiến nghị Bộ Tài
chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và
các cơ quan, đơn vị liên quan đề xuất các biện pháp
tiếp tục triển khai bảo hiểm nông nghiệp, đáp ứng
được nhu cầu, nguyện vọng và phù hợp với tình
hình thực tế của các DN và các địa phương.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách
tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
2. Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
3. Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XV
tại Đại hội đại biểu lần thứ XVI Đảng bộ TP.Hà Nội.
sản xuất nông nghiệp được tổ chức tín dụng cho vay
không có tài sản bảo đảm lên đến 70% - 80% giá trị
dự án, phương án sản xuất, kinh doanh... Nghị định
số 55/2015/NĐ-CP không chỉ khuyến khích các tổ
chức tín dụng mạnh dạn đầu tư vốn phát triển lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn mà còn tạo điều kiện
thuận lợi để người dân, DN tiếp cận nguồn vốn tín
dụng ngân hàng, tạo “cú hích” đẩy nhanh quá trình
tái cơ cấu, gia tăng sức cạnh tranh của ngành Nông
nghiệp Việt Nam nói chung và TP. Hà Nội nói riêng,
đóng góp vào mức tăng trưởng bình quân ổn định
của nông nghiệp Thủ đô luôn đạt 2,4%/năm.
Bên cạnh các chính sách tín dụng, nông nghiệp
Thủ đô cũng được hưởng lợi từ những chính sách
khác của Chính phủ và Bộ Tài chính như: Chính
sách thí điểm bảo hiểm nông nghiệp; Chính sách
tài chính khi tái cấu trúc DN nông, lâm nghiệp sau
khi sắp xếp đổi mới; Chính sách ưu đãi về vốn, lãi
suất cho các DN thu mua lương thực… Có thể nói,
những chính sách tài chính này đã góp phần gỡ khó,
thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông
nghiệp Thủ đô.
Một số đề xuất
Đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn cho thấy, trong những năm qua, dù có những
bước phát triển toàn diện nhưng cũng phải thấy
rằng, cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp của cả nước
nói chung và TP. Hà Nội nói riêng chuyển dịch còn
chậm, chưa đồng đều. Năng suất, chất lượng, khả
năng cạnh tranh của nhiều nông sản chưa đáp ứng
yêu cầu thị trường. Kim ngạch xuất khẩu của mặt
hàng nông sản của TP. Hà Nội vẫn chưa xứng với
tiềm năng… Do vậy, để thực hiện thành công quá
trình tái cấu trúc ngành Nông nghiệp, đưa ngành
này tiếp tục trở thành động lực tăng trưởng của cả
nước và Thủ đô, tới đây, các chính sách tài chính –
tín dụng cần chú trọng vào một số nội dung sau:
Một là,
ưu tiên vốn cho các chương trình, dự án
về chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi, giống
cây lâm nghiệp phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất,
phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm,
nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào
tạo nguồn nhân lực và lao động nông thôn xây dựng
hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung (bao gồm
cả thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản); Cần tập
trung vốn đầu tư cho các chương trình, dự án có khả
năng sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Hai là,
lựa chọn các dự án có khả năng thu hồi vốn
để xã hội hóa nguồn vốn đầu tư, tăng tỷ trọng vốn
đầu tư tín dụng, vốn của các cá nhân, tập thể, vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài, kể cả hình thức hợp tác
NgànhNông nghiệpThành phố Hà Nội đã được
hưởng lợi từ nhiều chính sách tài chính – tín
dụng của Chính phủ, Bộ Tài chính như: Chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn; Chính sách thí điểmbảo hiểmnông
nghiệp; Chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất cho
các doanh nghiệp thu mua lương thực…
1...,20,21,22,23,24,25,26,27,28,29 31,32,33,34,35,36,37,38,39,40,...68
Powered by FlippingBook