35
Tiếp cận thị trường sôi động với 3,4 tỷ dân
Quá trình đàm phán Hiệp định đối tác toàn
diện khu vực khu vực ASEAN (RCEP) được chính
thức khởi động vào năm 2012. Mục đích của Hiệp
định này là đạt được thỏa thuận kinh tế toàn diện
giữa ASEAN và 6 đối tác khu vực đã ký Hiệp định
Thương mại tự do (FTA) với ASEAN (ASEAN+1)
gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia,
Newzealand và Ấn Độ. Đến nay, sau 3 năm, RCEP
đã trải qua 6 vòng đàm phán, dự kiến kết thúc vào
cuối 2015. RCEP được đánh giá là khu vực kinh tế
sôi động bậc nhất thế giới với 3,4 tỷ người, tổng
GDP khoảng 21 nghìn tỷ USD, và chiếm khoảng
29% tổng thương mại thế giới.
Hiệp định RCEP bao gồm nhiều đối tác kinh tế
quan trọng của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật
Bản, Australia và ASEAN. Đây là những thị trường
xuất khẩu chính của Việt Nam, cho nên hoạt động
thương mại của Việt Nam dự kiến sẽ được tăng
cường và mở rộng trong thời gian tới. Cùng với
các cơ hội cụ thể dành cho các doanh nghiệp (DN)
trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể thì Hiệp định
RCEP cũng sẽ đem lại các lợi ích “chung”, đặc biệt
là từ cắt giảm và xóa bỏ thuế quan, qua đó:
(i) Tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các
thị trường đầu tư và xuất khẩu của ASEAN và
các nước đối tác (gồm cả nước phát triển và đang
phát triển) với sự đa dạng về nhu cầu hàng hóa
và dịch vụ;
(ii) Mở cửa nhập khẩu hàng hóa giá rẻ (đặc biệt
là đầu vào cho sản xuất và nhập khẩu máy móc
thiết bị các công nghệ hiện đại phù hợp);
(iii) Tham gia chuỗi giá trị và mạng lưới sản
xuất ở khu vực và nâng cao hoạt động hợp tác kỹ
thuật cũng như vị thế trong giải quyết tranh chấp;
(iv) Giảm chi phí giao dịch so với trường hợp
các Hiệp định FTA chồng lấn nhau và được hưởng
môi trường kinh doanh thân thiện hơn nhờ có sự
hài hòa các quy trình thủ tục trong các Hiệp định
FTA ASEAN.
Như vậy, tương tự với các Hiệp định FTA và
các cam kết hội nhập khác, RCEP được kỳ vọng sẽ
mang lại những cơ hội mới cho Việt Nam thông
qua việc cải thiện tiếp cận các thị trường đầu tư
và xuất khẩu của ASEAN và các đối tác khác với
nhu cầu đối với hàng hoá, dịch vụ đa dạng; tạo cơ
hội để Việt Nam tham gia vào các chuỗi giá trị và
sản xuất khu vực. Các ngành xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam như thuỷ sản, nông sản, dệt may,
da giày… theo đó cũng sẽ có cơ hội tiếp cận với
một thị trường rộng lớn hơn cả Hiệp định Đối tác
Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Xét về lợi ích, khi gia nhập RCEP, các ngành
thuỷ sản, nông sản, công nghiệp xây dựng... sẽ được
hưởng lợi lớn nhất. Sự phát triển chuỗi cung ứng
hàng nông sản có thể mở rộng hơn nữa sản xuất và
thương mại khu vực. Trong khi đó, tự do hóa dịch
vụ trong RCEP sẽ dẫn tới việc tăng đáng kể trong
thương mại dịch vụ và đầu tư nước ngoài của khu
vực. Dòng vốn FDI vào Việt Nam dự kiến cũng sẽ
tăng lên đáng kể để tận dụng cơ hội mới và các ưu
đãi do RCEP đem lại. Các dự án FDI sẽ đem lại các
HIỆP ĐỊNHRCEPVÀNHỮNGTÁC ĐỘNG
ĐẾNNỀNKINHTẾVIỆTNAM
NGUYỄN NHƯ MẠNH
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Mục tiêu hướng đến của Hiệp định đối tác toàn diện khu vực ASEAN (RCEP) là thiết lập
quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN với 6 đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Australia, Newzealand và Ấn Độ). Do vậy, RCEP không những mang tới cho Việt Nam
nhiều cơ hội mà còn cả áp lực cạnh tranh. Đánh giá những tác động và lợi thế mà RCEP
đem lại cho nền nền kinh tế Việt Nam, bài viết đề xuất một số định hướng tham gia hiệu
quả vào chuỗi giá trị và sản xuất trong khu vực.
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ