TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2015
37
thông qua tư nhân hóa và chia nhỏ DNNN giúp nâng
cao hiệu quả hoạt động của DN. Các DNNN sau khi
tư nhân hóa hoặc chia nhỏ phải chịu áp lực của việc
thay đổi quyền sở hữu hoặc quyền quản lý DN nên
áp lực về thay đổi công tác quản lý gia tăng, ảnh
hưởng tích cực đến hiệu quả quản lý của DN. Mặt
khác, việc tư nhân hóa về cơ bản đã cắt nguồn tài trợ
từ nhà nước, gây nhiều áp lực cho DN phải đổi mới
để tồn tại và phát triển.
Sau tư nhân hóa và chia nhỏ DNNN, xu hướng tái
cấu trúc DNNN gần đây được nhiều quốc gia tiếp tục
thực thi là tái cấu trúc về tài chính, quản trị, và chiến
lược phát triển kinh doanh trong từng DN. Việc tái
cấu trúc này trước hết tập trung vào tái cấu trúc tài
chính. Ðây là hoạt động cấu trúc lại tài sản, cấu trúc
nguồn vốn của một DNNN, bảo đảm việc phân bổ
vốn cho các hoạt động một cách hợp lý nhằm nâng
cao hiệu quả của đồng vốn. Tái cấu trúc quản lý bao
gồm các hoạt động cấu trúc lại quan hệ về sở hữu tài
sản và quản lý DN, bộ máy quản lý và nhân sự DN...
Thực tiễn tại Liên bang Nga
Ở nhóm các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và
các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, vào những năm 1990
do sở hữu Nhà nước bao trùm hầu hết các lĩnh vực
kinh tế, đồng thời với cuộc cải biến nền tảng chính
trị-xã hội nên tiến trình tư nhân hóa mang tính đặc
thù với những phức tạp riêng. Năm 1991, dư luận
xã hội Nga kỳ vọng vào hiệu quả của chính sách tư
nhân hóa sẽ làm tăng tự do hóa nền kinh tế và dân
chủ hóa xã hội, nhưng kỳ vọng đã không được đáp
ứng. Kết quả thăm dò dư luận của Quỹ dư luận xã
hội tháng 5/1998 cho thấy sự thất vọng sau 8 năm tư
Xu hướng chung tại các nước châu Âu
Tái cấu trúc doanh nghiệp (DN) ở các nước trên
thế giới là hoạt động được diễn ra thường xuyên
trong suốt quá trình phát triển của các DN nhằm tìm
ra mô hình, phương thức quản trị tốt nhất để tối đa
hóa lợi nhuận. Xu hướng tái cấu trúc DNNN ở các
nước bắt đầu bằng phương thức tự nâng cao năng
lực, thông qua việc cải tổ trong từng DN nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động. Việc cải tổ các DNNN theo
phương thức này diễn ra khá tập trung trong những
năm từ 1970 đến 1980. Tuy nhiên, xu hướng cải tổ
này không đạt được kết quả mong muốn, do nhiều
nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là chưa
tách bạch quan hệ sở hữu tài sản và quản lý tài sản.
Xu hướng tiếp theo sau cải tổ là tư nhân hóa
DNNN, được bắt đầu từ năm 1979 ở Anh, sau đó lan
ra các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh
tế (OECD) và một nước khác. Tư nhân hóa góp phần
nâng cao tính cạnh tranh của các DNNN thích ứng
với nền kinh tế toàn cầu hóa và mang hiệu quả lớn
trong việc tăng lợi nhuận, hiệu suất đầu tư. Với xu
hướng này, phạm vi và quy mô của khu vực DNNN
tại các nước phát triển đã giảm đi đáng kể. Bên cạnh
đó, phương thức này giảm tính độc quyền của các
DNNN lớn, chi phối ngành công nghiệp, dịch vụ
công cộng trong nền kinh tế cũng được thực hiện ở
một số nước. Các DN sau khi được chia nhỏ có thể là
các DNNN độc lập, hoặc tư nhân hóa từng bộ phận.
Xu hướng này được thực hiện nhiều tại các nước
xã hội chủ nghĩa chuyển sang kinh tế thị trường ở
khu vực Ðông Âu như: Tiệp Khắc, Liên Xô (trước
đây), Ba Lan... Nhìn chung, việc tái cơ cấu các DNNN
KINHNGHIỆMTÁI CẤUTRÚC CÔNGTY
TẠICÁCNƯỚCCHÂUÂU
TS. NGUYỄN THỊ THU HOÀI
– Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Để thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thành công, ngoài những nỗ lực của các
cấp, các ngành, doanh nghiệp thì kinh nghiệm tái cấu trúc công ty tại các nước phát triển
có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam. Đặc biệt, kinh nghiệm từ thất bại đến thành
công tại một số nước châu Âu đưa ra trong bài viết là tham khảo hữu ích cho Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay…