Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 8 - page 34

38
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Những cơ sở vật chất của các xí nghiệp nằm ở vị
trí “sinh lợi cao” sau tư nhân hóa được chuyển mục
đích thành cơ sở kinh doanh thương mại. Thống kê
vào năm 2001 cho thấy, mặc dù đã tích cực sửa sai
nhưng trong số diện tích 337 triệu m2 nhà xưởng
thuộc sở hữu Liên bang Nga cũ sau tư nhân hóa đã
bị chuyển sang sử dụng cho mục đích thương mại
214 triệu m2. Việc thiếu sự đảm bảo về pháp lý đã
không thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài do lo
ngại độ rủi ro cao. Năm 2000, đầu tư nước ngoài vào
Nga chỉ có 10,9 tỷ USD. Sau 10 năm sửa sai, đến năm
2010 con số này đã tăng lên 9,52%, đạt 114,7 tỷ USD.
tư nhân hóa không kết hợp với tái cơ cấu hệ thống
DN, dù Nhà nước vẫn giành được quyền kiểm soát
đa phần các khâu kinh tế trọng yếu nhưng hậu quả
sản xuất vẫn đình trệ, tình hình kinh tế và xã hội đều
trở nên xấu đi. GDP liên tục bị suy giảm với mức -3%
mỗi năm từ 1200 tỷ USD năm 1991 còn 900 tỷ USD
năm 1998.
Tại Đức và một số nước châu Âu
Nếu như tái cấu trúc DNNN ở Nga đưa ra những
bất cập về cơ chế, chính sách và mục tiêu ảnh hưởng
đến kết quả tái cấu trúc thì tại Đức và một số nước
châu Âu, việc tái cấu trúc công ty lại tập trung vào
phân tích những hoàn cảnh, điều kiện, yêu cầu và
cách thức đặt ra cần phải thực hiện khi tái cấu trúc.
Trong năm 2004 – 2005, hãng tư vấn chiến lược
Roland Berger Strategy Consultants (RBSC) đã thực
hiện khảo sát về tái cấu trúc công ty tại châu Âu.
Trong đó, RBSC đã thực hiện một nghiên cứu toàn
diện về các nguyên nhân sâu xa và các nhân tố thành
công của các dự án tái cấu trúc công ty ở châu Âu.
Kết quả cho thấy những yếu tố tác động đến thành
công khi thực hiện tái cấu trúc công ty:
Thứ nhất, các yếu tố thành công.
- Tại Đức:
Kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng, sự
quyết tâm của ban quản trị là một trong những nhân
tố quyết định thành công, cùng với việc thực hiện
nhanh và cách tiếp cận toàn diện trong tư tưởng tái
cấu trúc. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy rõ là còn rất
nhiều khoảng rộng cho việc cải thiện, đặc biệt trong
việc thực thi. Chỉ có 35% công ty được phỏng vấn rất
hài lòng với quyết tâm của ban quản trị và khoảng
33% hài lòng với tốc độ thực thi.
- Tại châu Âu không bao gồm nước Đức:
Những kết
luận tương tự như khảo sát tại Đức cũng đúng với
châu Âu: quyết tâm của ban quản trị được xem là
nhân tố tái cấu trúc thành công quan trọng nhất và
được xem là nhân tố đảm bảo cho thành công của
67% các công ty ở Tây Âu. Ở Đông Âu, khoảng 55% ý
kiến đồng ý với đánh giá này. Thành công trong thực
nhân hóa. Theo kết quả khảo sát khi được hỏi “theo
bạn, quá trình tư nhân hóa ở nước Nga những năm
1990 có tuân thủ theo pháp luật không, hay là có sự vi
phạm pháp luật?”, chỉ có 6% số người trả lời là “đúng
pháp luật”, 16% “đôi khi đúng, đôi khi không”, 63%
trả lời “vi phạm pháp luật” còn 15% là “khó đánh
giá”. Tổng hợp từ các tài liệu nghiên cứu của Nga, có
thể khái quát nguyên nhân chính của thất bại là:
Thứ nhất,
sai lầm giữa mục tiêu và lựa chọn giải
pháp. Mục tiêu tư nhân hóa bao gồm: Tạo ổn định
nguồn thu cho ngân sách; thu hút dòng chảy nguồn
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài; đa dạng hóa nguồn
cung trên các thị trường vốn và chứng khoán; cuối
cùng quan trọng nhất là đảm bảo cho nền kinh tế
tăng sức cạnh tranh và nhịp độ tăng trưởng, ổn định
xã hội. Tuy nhiên, nước Nga trong thời kỳ 1991-1998,
đặc biệt giai đoạn đầu 1991-1994 đã tiến hành tư
nhân hóa bằng giải pháp cấp tập với khối lượng rất
lớn các DNNN. Tiến trình tư nhân hóa các DNNN
theo 2 hình thức: Bán các DN nhỏ qua đấu giá, còn
các DN lớn chuyển thành các công ty cổ phần. Giai
đoạn 1991-1993 đã tiến hành tư nhân hóa gần 89.000
DNNN (gần 30.000 DNmột năm), năm 1994 là 23.800,
1995: 10.200, 1996: gần 5.000, 1997: xấp xỉ 2.500.
Thứ hai,
chậm trễ xây dựng thể chế về tài chính,
pháp lý. Các văn bản pháp lý cho tư nhân hóa thường
được ban hành chậm trễ từ 6 tháng đến 1 năm so với
tiến trình triển khai. Hơn nữa, các chương trình, kế
hoạch tư nhân hóa không có hướng dẫn kỹ thuật cụ
thể trong việc xây dựng định mức, lộ trình triển khai
giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa
phương. Đặc biệt là việc cấu trúc ngân sách nhà nước
không kịp sửa đổi để phản ánh minh bạch quá trình
sử dụng nguồn thu từ tư nhân hóa và mục đích chi
các nguồn này cho phát triển kinh tế-xã hội. Đáng
chú ý, việc chuyển nhượng thông qua chứng chỉ cầm
cố đặc biệt, thiếu phương tiện thanh toán bằng tiền
dẫn đến hiện tượng chuyển đổi sở hữu không phản
ánh thực chất giá trị, tài sản quốc gia. Vì vậy, việc
định giá tài sản DN không chính xác, thấp hơn rất
nhiều so với thực tế và được cầm cố sang tay tư hữu
với giá rẻ mạt.
Nhà nước thực hiện chức năng giám sát hoạt
động của doanh nghiệp thông qua các chỉ
tiêu hiệu quả/hoạt động (bao gồm chỉ tiêu kế
hoạch và tình hình thực hiện các chỉ tiêu này);
chịu trách nhiệm về nghĩa vụ nợ và tài sản
trong phạmvi số vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa
vụ tài sản khác bằng toàn bộ tài sản.
1...,24,25,26,27,28,29,30,31,32,33 35,36,37,38,39,40,41,42,43,44,...68
Powered by FlippingBook