Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 8 - page 35

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2015
39
tài trợ khác (như tăng vốn, tài trợ từ thị trường vốn,
bán nợ, bán và tái thuê) được sử dụng chỉ từ 10 – 20%
các công ty được phỏng vấn.
- Tại châu Âu trừ Đức:
Tình hình tại châu Âu cũng
tương tự như ở Đức: hơn 70% các công ty cần thêm
nguồn lực tài chính. Ở mức 59%, tài trợ trong nội bộ
tập đoàn đóng vai trò quan trọng nhất trong nguồn
tài trợ ở châu Âu. Cũng tương tự ở Đức, các khoản
vay ngân hàng giữ vị trí thứ hai, ở mức 44%. Xếp
hạng từ 3 đến 5 là những giải pháp về vốn lưu động
và bán và tái thuê.
Một số bài học rút ra
Mặc dù các nước thực hiện tái cấu trúc công ty
nhà nước trong bối cảnh, điều kiện và thể chế khác
nhau, nhưng từ thực tiễn thành công cũng như thất
bại đều có thể là bài học tham khảo hữu ích. Cụ
thể là:
Việc xác định rõ mục tiêu và giải pháp là yếu tố
rất quan trọng. Những thất bại của Nga trong việc
thực hiện tái cấu trúc công ty một phần là xác định
mục tiêu và giải pháp chưa sát với thực tiễn. Điều
này Việt Nam đã xác định rõ các mục tiêu, giải
pháp ngay trong Đề án tái cơ cấu DNNN và ngay
trong quá trình triển khai thực hiện, Việt Nam luôn
có sự điều chỉnh về cơ chế chính sách cho phù hợp
với thực tiễn.
Thực tiễn cũng cho thấy, Việt Nam cần phân định
rõ và tách bạch chức năng quyền hạn của đại diện
chủ sở hữu vốn và pháp nhân DN. Nhà nước là chủ
sở hữu đầu tư vốn vào DN không can thiệp vào hoạt
động kinh doanh của DN. Nhà nước thực hiện chức
năng giám sát hoạt động của DN thông qua các chỉ
tiêu hiệu quả/hoạt động (bao gồm chỉ tiêu kế hoạch
và tình hình thực hiện các chỉ tiêu này); chịu trách
nhiệm về nghĩa vụ nợ và tài sản trong phạm vi số
vốn đầu tư vào DN. DN chịu trách nhiệm về nợ và
nghĩa vụ tài sản khác bằng toàn bộ tài sản; có trách
nhiệm bảo toàn vốn chủ sở hữu và làm gia tăng vốn
chủ sở hữu. DN có trách nhiệm cung cấp thông tin
đầy đủ, kịp thời.
Việc giám sát của chủ sở hữu đối với DN nói
chung cần tập trung vào đánh giá kết quả thực hiện
các mục tiêu. Việc giám sát, đánh giá hoạt động của
DN và sử dụng vốn nhà nước tại DN được thực hiện
bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau. Các
DN phải có nghĩa vụ công khai và cung cấp các thông
tin phục vụ cho các hoạt động giám sát của chủ sở
hữu. Bên cạnh đó, tự thân các DN phải nỗ lực tái cấu
trúc và đưa ra các giải pháp trong mỗi hoàn cảnh,
điều kiện cụ thể trên nền tảng hành lang pháp lý đã
được Chính phủ xây dựng.
thi cũng được coi là một vấn đề ở châu Âu: Trong
khi vẫn đạt được kết quả cao hơn (40% ở Đông Âu)
so với Đức (36%), kết quả vẫn rất khiêm tốn. Top 5
nhân tố thành công tái cấu trúc ở Tây Âu phù hợp
với các nhân tố được liệt kê trong khảo sát tại Đức:
Quyết tâm của ban quản trị; Thực thi nhanh chóng;
Tư tưởng tái cấu trúc toàn diện; Việc giám sát sát sao
dự án tái cấu trúc; Hợp tác chặt chẽ với công đoàn.
Thứ hai, các thành phần của tái cấu trúc
- Tại Đức:
Việc hiểu về quá trình tái cấu trúc đã
được mở rộng, không đơn thuần ở việc lập kế hoạch
và thực thi các biện pháp cắt giảm chi phí, các công
ty ngày càng quan tâm hơn đến các hoạt động tăng
doanh thu. 82% công ty được phỏng vấn (năm 2001
là 49%) cũng thực hiện các chương trình tăng doanh
thu trong các chương trình tái cấu trúc.
- Tại châu Âu trừ Đức:
Cắt giảm nhân viên và
cắt giảm chi phí nhân công đóng một vai trò chính
với các quản trị viên tại Tây Âu được phỏng vấn.
Hơn 90% đã trích dẫn giải pháp này là một phần
của tư tưởng tái cấu trúc. 90% trả lời cắt giảm chi
phí nguyên vật liệu là biện pháp cắt giảm chi phí
phổ biến ở mức thứ ba. Ở các nước Tây Âu cũng
như ở Đức, rõ ràng trọng tâm là tập trung vào cắt
giảm chi phí. Trong khi cắt giảm chi phí cũng đóng
một vai trò quan trọng ở Trung và Đông Âu, các
chương trình tăng doanh thu được xem là biện pháp
quan trọng nhất trong những thị trường này (90%
ý kiến). Chương trình tăng doanh thu cũng là một
thành phần then chốt trong nhiều quốc gia khác,
đứng sau cắt giảm chi phí.
Thứ ba, giải pháp nguồn nhân lực.
Tại Đức: Khảo sát chỉ ra rằng cắt giảm nhân sự là
giải pháp tái cấu trúc hoạt động then chốt. Các công
ty coi việc sử dụng các công cụ để phát hiện sớm
các dấu hiệu khủng hoảng là rất quan trọng. Điều
này gồm hệ thống thông tin quản trị (MIS), một dự
báo khả năng thanh toán cuốn chiếu, các cuộc họp
soát xét định kỳ, hệ thống quản trị rủi ro và việc
áp dụng ngày càng tăng các mô hình thẻ điểm cân
bằng Balance Scorecard. Tuy nhiên, cũng thấy rằng
những hệ thống cảnh báo sớm và kiểm soát như vậy
đã được thực hiện không đầy đủ. Ví dụ, chỉ có 57%
công ty được phỏng vấn thực sự có hệ thống thông
tin quản trị hàng tháng, mặc dầu có tới 96% công ty
nhấn mạnh giải pháp cảnh báo sớm này.
Thứ tư, cần những nguồn vốn đặc biệt.
- Tại Đức:
Một nhu cầu về các nguồn vốn đặc biệt
cho tái cấu trúc được chỉ ra lên tới 80% các công ty
được khảo sát. Các nguồn vốn chủ yếu được cung
cấp thông qua tài trợ nội bộ tập đoàn. Các khoản vay
ngân hàng xếp ở vị trí thứ hai (37%). Các sự lựa chọn
1...,25,26,27,28,29,30,31,32,33,34 36,37,38,39,40,41,42,43,44,45,...68
Powered by FlippingBook