TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2015
47
Đáp ứng yêu cầu của thị trường
Ý thức rằng, chất lượng sản phẩm luôn là một đòi
hỏi của thị trường, Tổng Công ty giống cây trồng
Thái Bình đã tập trung đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh, trong
đó nổi bật là lĩnh vực lai tạo giống mới, chế biến, bảo
quản và cơ giới hóa, tự động hóa trong quá trình sản
xuất. Không chỉ trong sản xuất, Tổng Công ty còn
triển khai ứng dụng các hệ thống quản lý chất lượng
quốc tế vào hoạt động của doanh nghiệp (DN). Đến
nay, đơn vị đã áp dụng 2 hệ thống quản lý ISO và hệ
thống quản lý tổng hợp TQM của Nhật Bản. Qua đó,
góp phần sản xuất ra những sản phẩm tốt nhất và
được thị trường đánh giá cao.
Đặc biệt, để tạo lợi thế phát triển trong bối cảnh
mới, Tổng Công ty giống cây trồng Thái Bình còn xây
dựng chiến lược phát triển dựa trên 3 trụ cột chính “trí
tuệ, công nghệ và quan hệ”. Trong đó, tổ chức nghiên
cứu khoa học công nghệ được coi là mũi nhọn trong
hoạt động của Tổng Công ty. Năm 2002, đơn vị đã
thành lập Phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
và đếnnăm2007, thành lậpTrung tâmnghiên cứuphát
triển sản phẩm mới. Đây cũng là trung tâm nghiên
cứu trực thuộc DN đầu tiên trong khối DN Thái Bình
được thành lập. Trong hơn 10 năm qua, Tổng Công ty
đã chủ trì và tham gia thực hiện hơn 20 đề tài, dự án
khoa học công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh và
DN. Trong đó, có những đề tài tiêu biểu mà kết quả có
ý nghĩa và hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn như “đề tài
nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng mới” phục vục
chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển
kinh tế nông nghiệp Thái Bình nói riêng và cả nước nói
chung. Đồng thời, còn tổ chức nghiên cứu, lai tạo hàng
ngàn cặp lai mới, thu thập và bảo tồn hàng nghìn vật
liệu quý, khảo nghiệm hàng ngàn giống cây trồng mới
từ khắp nơi trên thế giới và trong nước gửi đến. Đặc
biệt, đã được công nhận 9 giống cây trồng Quốc gia,
gồm 5 giống lúa thuần (TBR-1, TBR36, TBR45, TBR225,
BC15), ba giống lúa lai (Dưu 527, CNR36, Thái Xuyên
111); giống lạc TB25 và mua bản quyền hai giống cây
trồng mới đó là giống ngô VS36 và giống lúa OM8017.
Những giốngmới của Tổng Công ty không những cho
năng suất cao mà còn có thích ứng rộng, chất lượng
tốt, sau khi công nhận đã nhanh chóng được đưa vào
sản xuất đại trà, góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, cơ
cấu kinh tế nông nghiệp của nhiều địa phương trong
cả nước. Giá trị gia tăng từ những giống cây này mỗi
năm mang lại cho nông dân cả nước hàng chục nghìn
tỷ đồng. Không dừng ở đấy, hiện Tổng Công ty đang
tiếp tục gửi đi khảo nghiệm quốc gia và đề nghị công
nhận nhiều giống cây trồng mới, trong đó có những
giống sẽ là sản phẩm chủ lực trong ngành sản xuất lúa
gạo của Thái Bình và các tỉnh lân cận.
Ví dụ như trong vụ mùa 2014, cơ cấu giống TBR-
1, TBR36, TBR45 và BC15 tại tỉnh Thái Bình chiếm
85-90%, riêng giống BC15 tại tỉnh Thái Bình đạt
khoảng 70% diện tích, tương đương 56.000ha. Năng
suất BC15 cao hơn các giống khác từ 1-2 tấn/ha, giá
cao hơn 1.000-1.500 đồng/kg. Giá trị gia tăng của giống
này ở một vụ tại Thái Bình đã vào khoảng 700 tỷ đồng.
ỨNGDỤNG KHOAHỌC CÔNGNGHỆ:
NHÌNTỪCÁCHỨNGXỬCỦADOANHNGHIỆP
ThS. NÔNG MAI THANH
Nền kinh tế nước ta đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đồng nghĩa với việc sản
phẩm chất lượng cao và trình độ quản lý hiện đại sẽ cạnh tranh quyết liệt với doanh
nghiệp Việt Nam ngay trên sân nhà. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp Việt Nam
không còn con đường nào khác là phải nâng cao sức cạnh tranh. Tổng Công ty giống cây
trồng Thái Bình là một trong số ít doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp
nhận thức được điều này và đã đề ra chiến lược phát triển dựa trên 3 trụ cột chính “trí tuệ,
công nghệ và quan hệ”.