TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 119

118
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
đều đúng với công việc trong tương lai khi mình ra
trường và hoàn toàn không bỡ ngỡ khi bước chân
vào nghề nghiệp sau này. Về lâu dài, cần thực hiện
điều tra, khảo sát việc làm của sinh viên và nhu cầu
thị trường lao động về xu hướng việc làm trong lĩnh
vực TMĐT; Hướng dẫn, hỗ trợ các DN hoạch định
chiến lược tuyển dụng, sử dụng nhân lực trung hạn,
dài hạn bởi đã đến lúc các DN cần tầm nhìn xa hơn
về chiến lược sử dụng lao động TMĐT, coi điều kiện
lao động tốt là yếu tố giúp gia tăng cạnh tranh và
đem lại lợi nhuận…
Thứ tư,
đổi mới các chương trình đào tạo, phương
thức đào tạo theo hướng gắn liền với xu thế phát
triển của công nghệ và cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0. Nhà trường cần nhận thức rõ TMĐT là một
trong những ngành giá trị nhất để phát triển song
hành cùng internet và có những bước tiến nhảy vọt
tại nhiều quốc gia, đây được xem là xuất phát điểm
của các bạn trẻ sẵn sàng “bùng nổ” sức sáng tạo,
niềm đam mê cùng lĩnh vực kinh doanh, marketing
trực tuyến. Các nguồn giáo trình cần liên tục cập
nhật, kế thừa từ tinh hoa nghiên cứu mới nhất về
TMĐT của các trường đại học hàng đầu thế giới để
sinh viên nhanh chóng tiếp cận "bức tranh" TMĐT
toàn cầu, chủ động đoán định xu hướng nhằm phát
huy tối đa kỹ năng bán hàng, kỹ năng xây dựng
chiến lược kinh doanh, vận dụng thành thạo các
công cụ marketing trong môi trường kinh doanh
điện tử. Trong suốt thời gian học tại trường, sinh
viên cần dành rất nhiều thời gian học chuyên môn
thực hành, nghĩa là không đặt nặng kiến thức học
thuật, hàn lâm.
Thứ năm,
ngoài trách nhiệm cung cấp nguồn nhân
lực đáp ứng nhu cầu của thị trường, các trường đại
học, cao đẳng cần phải truyền tải đến sinh viên niềm
đam mê kinh doanh, khởi nghiệp và làm giàu bằng
chính việc vận dụng các xu hướng phát triển của
công nghệ theo đúng quy định pháp luật. Điều này
thúc đẩy sự ra đời của nhiều DN, tạo thêm việc làm
trong xã hội và góp phần vào việc phát triển kinh tế
đất nước.
Tài liệu tham khảo:
1. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, Báo cáo chỉ số thương mại điện tử
Việt Nam các năm (2015, 2016, 2017, 2018);
2. Bộ Công Thương (2015), Báo cáo “Tổng kết 10 năm đào tạo chính quy
ngành thương mại điện tử và hướng phát triển”, Hiệp hội Thương mại điện
tử Việt Nam – Cục Thương mại và Điện tử số;
3. Quyết định số 1563/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển
thương mại điện tử giai đoạn 2016 – 2020;
4. E-conomy SEA 2016, 2017, Google and Temasek;
5. Một số website: vecom.vn, cafef.vn, baocongthuong.com.vn…
năng trao đổi thông tin một cách thành thạo trên
mạng, có những hiểu biết cần thiết về thương mại,
luật pháp… Do vậy, những người học cần được
cung cấp kiến thức về các nghiệp vụ kinh doanh
quốc tế, mô hình kinh doanh điện tử, cách lập kế
hoạch và phát triển chiến lược TMĐT, nghiệp vụ
thực hiện giao dịch và thanh toán điện tử, các kiến
thức về quản trị kinh doanh, đặc biệt là các nghiệp
vụ TMĐT và ứng dụng CNTT để phục vụ cho công
việc. Ngoài những nghiệp vụ phục vụ cho ngành
nghề, bạn còn được học về các điều khoản luật, kinh
tế, ngân hàng, ngoại ngữ… và quản trị kinh doanh
để có khả năng và kiến thức trong quản lý DN.
Thứ ba,
tăng cường liên kết giữa DN và nhà
trường. Hiện nay, nhiều DN đã chủ động liên kết
với các trường đại học, cao đẳng và trung cấp để đào
tạo và tuyển dụng lao động theo đúng yêu cầu phát
triển kinh doanh. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi
cho sinh viên/người lao động có việc làm ổn định,
có cơ hội phát triển nghề nghiệp. Không chỉ đối với
DN mà tại một số cơ sở đào tạo cũng đã có những
"hợp đồng tay ba" giữa nhà trường – học viên – DN
bảo đảm đào tạo theo yêu cầu DN và học viên ra
trường có ngay việc làm với mức lương ổn định.
Trong thời gian tới, các cơ sở giáo dục đại học, cao
đẳng cần tiếp tục chủ động ký kết thỏa thuận với
các DN để, hoặc cung cấp nhân lực theo yêu cầu cho
DN (đào tạo theo đặt hàng), hoặc sinh viên sẽ thực
tập thường xuyên tại các DN nhằm bảo đảm rằng
tất cả những gì sinh viên được học, được thực hành
HÌNH 2: LAO ĐỘNG CHUYÊN TRÁCH VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
PHÂN THEO QUY MÔ
Nguồn: VECOM (2018).
Theo đánh giá của các chuyên gia thương mại
điện tử, thực tế nguồn nhân lực ngành thương
mại điện tử cần có kiến thức rộng trong mọi
lĩnh vực như kinh tế, công nghệ thông tin, quản
trị và ngoại ngữ…nên đòi hỏi thời gian đào tạo
dài, các lớp ngắn hạn và dạy nghề chỉ giải quyết
tạm thời trong thời gian còn thiếu nhân lực.
1...,109,110,111,112,113,114,115,116,117,118 120,121,122,123,124,125,126,127,128,...129
Powered by FlippingBook