TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 117

116
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
giới trẻ. Không chỉ tại doanh nghiệp (DN) lớn như
Lazada, Shopee, Sendo... các doanh nghiệp nhỏ và
vừa (DNNVV) tại Việt Nam cũng đã và đang trở
thành miền đất hứa thu hút nguồn nhân lực trẻ. Tuy
nhiên, giống như nhiều quốc gia có lĩnh vực TMĐT
non trẻ khác, các DN kinh doanh TMĐT Việt Nam
đang phải đối mặt với không thách thức, trong đó
phải kể đến thực trạng nguồn nhân lực TMĐT còn
rất hạn chế.
Khảo sát hàng năm đối với một bộ phận ứng
dụng thường xuyên TMĐT (trên 80% DN tham gia
khảo sát, gần 1.000 DN) của Cục TMĐT và Công
nghệ thông tin (Bộ Công Thương) cho thấy, nhu
cầu nhân lực TMĐT được đào tạo là rất cần thiết
đối với chính DN được khảo sát. Trong giai đoạn
sắp tới, chắc chắn nhu cầu này sẽ tăng lên nhiều
lần, khi Việt Nam trở thành quốc gia có hàm
lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động quản lý, sản xuất kinh doanh lớn, do đó việc
tiến hành trao đổi thương mại qua mạng sẽ ngày
càng phổ biến.
Có thể nói, ngành TMĐT đã và đang trở thành
một ngành có thế mạnh và tiềm năng nhất trong
nền kinh tế Việt Nam hiện nay, tuy nhiên nguồn
nhân lực cho Ngành này lại đang thiếu hụt trầm
trọng cả về số lượng và chất lượng. Theo khảo sát
của VECOM, trong năm 2017, có 30% DN cho biết
là có cán bộ chuyên trách về TMĐT - tỷ lệ này thấp
hơn một chút so với năm 2016. Nhóm DN lớn có tỷ
lệ lao động chuyên trách về TMĐT cao hơn nhiều so
với nhóm DNNVV; Lĩnh vực công nghệ thông tin
truyền thông, tài chính và bất động sản có tỷ lệ lao
động chuyên trách về TMĐT cao nhất (đều chiếm
49% trong tổng số DN tham gia khảo sát), tiếp theo
Nguồn nhân lực thương mại điện tử
với doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay
Tại Việt Nam, xu hướng kinh doanh thương mại
điện tử (TMĐT) đã và đang bắt đầu phát triển mạnh
mẽ. Theo thống kê của Hiệp hội Thương mại điện tử
Việt Nam (VECOM), năm 2017, có hơn 210 website
có nội dung liên quan đến TMĐT được thành lập
với doanh thu TMĐT bán lẻ đạt hơn 2 tỷ USD, tốc
độ tăng trưởng 20%. Từ nền móng đó, TMĐT được
xem là ngành nghề sẽ “bùng nổ” trong thời gian
tới bởi đặc thù năng động, sáng tạo gắn liền với
PHÁTTRIỂNNGUỒNNHÂNLỰCTHƯƠNGMẠI ĐIỆNTỬ
CHODOANHNGHIỆPNHỎVÀVỪAGIAI ĐOẠN2020 -2025
ThS. PHẠM THANH BÌNH
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp *
Thương mại điện tử không chỉ cần sự đầu tư về cơ sở vật chất, xây dựng phần cứng và phần mềm
hỗ trợ bán hàng mà còn cần đội ngũ vận hành phù hợp. Nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển,
doanh nghiệp nhỏ và vừa với khả năng chi trả hạn chế cho nguồn nhân lực cần lựa chọn mô hình
thương mại điện tử và cân nhắc đầu tư nguồn nhân lực cho lĩnh vực này. Qua đó, vấn đề đào tạo
nguồn nhân lực cho thương mại điện tử được đặt ra và trở thành nhiệm vụ thời sự và cấp thiết của
các cơ sở giáo dục không chỉ khối ngành kinh tế mà cả khối ngành kỹ thuật trong cả nước.
Từ khóa: Thương mại điện tử, DNNVV, đào tạo, nguồn nhân lực
DEVELOPMENT OF HUMAN RESOURCE FOR E-COMMERCE
FOR SMES IN 2020-2025
E-commerce needs not only an investment in
infrastructure and construction of hardware
and software for selling goods but also an
effective operators. In order to satisfy the
demand for development, the SMEs with their
limited hiring capacity for the human resource
have to consider a suitable model and human
resource. Thereby, it creates a problem of
training human resource for e-commerce which
is now a critical and urgent for the trainers of
both economic and technical majors.
Keywords: E-commerce, SMEs, training, human resource
Ngày nhận bài: 11/6/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 27/6/2018
Ngày duyệt đăng: 2/7/2018
*Email
:
1...,107,108,109,110,111,112,113,114,115,116 118,119,120,121,122,123,124,125,126,127,...129
Powered by FlippingBook