TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 118

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
117
là lĩnh vực giải trí (47%); Lĩnh vực xây dựng chỉ có
23% DN có lao động chuyên trách TMĐT.
Khảo sát qua các năm cũng cho thấy, tỷ lệ DN
gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có kỹ
năng về công nghệ thông tin và TMĐT có xu hướng
tăng lên, điển hình năm 2015 có 24% DN gặp khó
khăn, năm 2016 có 29% và năm 2017 có tới 31% DN
gặp khó khăn trong vấn đề tuyển dụng. Kỹ năng
về quản trị website và sàn giao dịch TMĐT đang là
nhu cầu lớn nhất đối với các DN, 46% DN gặp khó
khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng này. Với
các kỹ năng khác, tình hình như sau: Kỹ năng khai
thác, sử dụng các ứng dụng TMĐT là 45%; Kỹ năng
cài đặt chế độ, ứng dụng, khắc phục sự cố thông
thường của máy vi tính là 42%; Kỹ năng xây dựng
kế hoạch, triển khai dự án TMĐT là 42%; Kỹ năng
quản trị cơ sở dữ liệu là 42%; Kỹ năng tiếp thị trực
tuyến là 35%; và Kỹ năng triển khai thanh toán trực
tuyến là 30%.
Theo đánh giá của các chuyên gia TMĐT, thực tế
nguồn nhân lực ngành TMĐT cần có kiến thức rộng
trong mọi lĩnh vực như kinh tế, công nghệ thông tin,
quản trị và ngoại ngữ… nên đòi hỏi thời gian đào
tạo dài, các lớp ngắn hạn và dạy nghề chỉ giải quyết
tạm thời trong thời gian còn thiếu nhân lực. Để thúc
đẩy TMĐT phát triển, trong thời gian qua, Bộ Công
Thương đã chú trọng tăng cường các hoạt động đào
tạo chính quy TMĐT để có nguồn nhân lực giỏi kỹ
năng, kiến thức tay nghề trong lĩnh vực đặc thù và
mới mẻ này. Theo thống kê của Cục TMĐT và Công
nghệ thông tin (Bộ Công Thương), từ 2005-2012 các
trường đại học và cao đẳng đào tạo chuyên ngành
TMĐT đã tăng lên tổng số 88 trường, đến năm 2015
mới trên 90 trường. Năm 2017, một số trường mở
rộng lĩnh vực đào tạo TMĐT, nâng số trường đào
tạo ngành TMĐT lên khoảng 110 trường… Tuy
nhiên, số lượng và chất lượng đào tao ra sao thì vẫn
cần thời gian trả lời.
Phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2020-2025
Trong những năm gần đây, khi kinh doanh trực
tuyến, marketing online dần trở nên phổ biến hơn
thì những ngành học mới liên quan đến TMĐT cũng
đang trở thành xu hướng, thu hút nhiều bạn trẻ lựa
chọn. Hơn nữa, thị trường TMĐT tại Việt Nam nói
riêng và thế giới nói chung đang phát triển mạnh
và được dự đoán sẽ tăng tốc một cách nhanh chóng
trong vài năm tới. Đó cũng chính là lý do nhiều DN
phải tích cực nâng cao chất lượng nhân lực để có thể
đáp ứng nhu cầu phát triển. Nhu cầu “tài nguyên
con người” ở lĩnh vực TMĐT ngày càng cao, kéo
theo cơ hội việc làm trong lĩnh vực TMĐT ngày một
rộng mở. Trong bối cảnh đó, giai đoạn 2020-2025
cần tập trung vào một số giải pháp sau:
Thứ nhất,
đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực từ trong nhà trường. Theo đó, các cơ sở
giáo dục đào tạo đại học, cao đẳng cần trang bị khối
kiến thức kinh tế, tổ chức kinh doanh trên mạng
Internet, vận dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm,
khai thác thông tin, đối tác, mở rộng thị trường kinh
doanh. Trang bị cho người học kỹ năng giao dịch
TMĐT; Vân dung cac kiên thưc vê mang may tinh,
an ninh mang va chư ky sô trong quản trị mạng,
bảo mật và bảo toàn thông tin... Người học cũng cần
được trang bị nghiêp vu kinh doanh cu thê trong
giao dich ky kêt hơp đông mua ban, khai bao hai
quan, thanh toan, vân tai va bao hiêm hang hoa.
Chú trọng một số môn chuyên ngành rất cần thiết
để trang bị cho người học như: Kinh doanh thương
mại, pháp luật TMĐT, marketing điện tử, kỹ thuật
nghiệp vụ thương mại, quản trị tác nghiệp thương
mại quốc tế, quản trị khách hàng trong TMĐT...
Thứ hai,
đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực từ trong các DN dựa trên các tư vấn chuyên
gia công nghệ thông tin (CNTT), chuyên gia về
TMĐT trong và ngoài DN. Muốn phát triển TMĐT,
ngoài việc đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia
CNTT hoặc chuyên gia TMĐT tư vấn, thường xuyên
bắt kịp các thành tựu CNTT mới phát sinh, có khả
năng thiết kế các phần mềm đáp ứng các nhu cầu
của kinh tế số hóa, thì cũng cần mỗi người học/nhân
sự tham gia hoặc có liên quan TMĐT phải có khả
HÌNH 1: TỶ LỆ DOANH NGHIỆP THAM GIA SÀN THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ QUA CÁC NĂM (%)
Nguồn: VECOM (2018)
Theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử
Việt Nam, năm 2017, có 30% DN cho biết là có
cán bộ chuyên trách về thươngmại điện tử - tỷ lệ
này thấp hơn một chút so với năm 2016. Nhóm
DN lớn có tỷ lệ lao động chuyên trách về thương
mại điện tử cao hơn nhiều so với nhómDNNVV.
1...,108,109,110,111,112,113,114,115,116,117 119,120,121,122,123,124,125,126,127,128,...129
Powered by FlippingBook